Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

Thầy giáo với phương thức bí truyền chữa hóc xương


(Congannghean.vn)-Thông thường những ca đến thầy chữa chủ yếu là bị hóc xương cá, xương lợn, có những trường hợp nặng bị hóc xương gà rất nguy hiểm. Mỗi kiểu hóc xương lại có bài thuốc riêng.


Về chợ Đón, làng Đông Thượng, xã Đồng Văn (Thanh Chương) nhắc đến thầy Trịnh Xuân Bơ (74 tuổi), ai cũng biết thầy có biệt tài chữa bệnh cho những người bị hóc xương bằng phương thuốc bí truyền. Chỉ một nắm lá trong vườn nhưng lạ thay phương thuốc lại có hiệu quả bất ngờ.
Sở dĩ chúng tôi gọi là thầy không chỉ vì thầy là người thầy thuốc chữa bệnh cứu người mà trước đây, thầy nguyên là hiệu trưởng trường tiểu học Đồng Văn. Trong những năm tháng công tác ở ngành giáo dục, thầy Bơ đã được cha mình truyền lại cho phương thuốc gia truyền chữa hóc xương.

Ấy thế mà cũng 15 năm trôi qua, kể từ khi thầy về hưu để an dưỡng tuổi già, đã không ít người đến nhờ thầy cứu giúp, có những trường hợp mà y học cũng phải bó tay.

Thầy Bơ chia sẻ: “Cụ thân sinh ra tôi không chỉ chữa hóc xương cho người mà còn chữa hóc xương cho các loại động vật bằng một số cây thuốc nam mọc trong vườn”. Chỉ một ít lá cây, giã nhỏ hòa với nước, đưa cho người bệnh uống, thầy đã chữa khỏi cho rất nhiều trường hợp.

Thầy Trịnh Xuân Bơ chia sẻ phương thuốc bí truyền

Cho đến nay, thầy cũng không nhớ nổi mình đã chữa bệnh cho bao nhiêu người, chỉ biết rằng ai có bệnh đến nhờ là thầy chữa giúp. Chưa bao giờ thầy yêu cầu người bệnh phải trả tiền công.

Thông thường những ca đến thầy chữa chủ yếu là bị hóc xương cá, xương lợn. Có những trường hợp nặng bị hóc xương gà rất nguy hiểm. Mỗi kiểu hóc xương lại có bài thuốc riêng. Ưu điểm của bài thuốc này là lá cây tươi có sẵn trong vườn.

Cách đây 3 năm, vào chiều 30 tết, một chị ở xã Thanh Khê trong tình trạng hôn mê, bất tỉnh không nói được, người tái xanh do bị hóc xương gà. Nằm viện một tuần không thấy biến chuyển, người nhà đã phải đưa chị đến thầy nhờ cứu chữa.

Bận bịu cho ngày tết, nhưng đứng trước mạng sống của con người, thầy đã ra tay cứu giúp mà không nề hà. Sau đó 5 ngày, người nhà gọi điện báo tin, chị ta đã nói được, đang đón tết trong sự vui mừng của gia đình.

Thầy Bơ còn nhớ rất nhiều trường hợp đến đây trong tình trạng người gầy gò, cổ mưng mủ do để quá lâu, người tê cứng phải cạy miệng để đổ thuốc như chị Nguyễn Thị Tài ở xóm Luân Hòa bị hóc xương gà khi ăn cháo. “Người nhà đưa lên chỗ tôi trong tình trạng lưỡi đã tụt, toàn thân bất động phải cạy miệng đổ được nửa chén thuốc. Gần một tiếng sau, chị Tài tỉnh lại, mấy tiếng sau mới nói được”.

Có rất nhiều trường hợp, các em học sinh tiểu học bị hóc xương cá, đến nhờ thầy cứu chữa trong vòng 1 tiếng, xương cá đã trôi vào bụng lúc nào không hay. Từ việc cứu sống nhiều người trong thôn xóm mà danh tiếng của thầy được truyền miệng đi khắp nơi. Không chỉ trong huyện mà vang xa sang các huyện khác như Đô Lương, Anh Sơn, Nam Đàn...
Anh Trần Đình Túy - Chủ tịch UBND xã Đồng Văn khẳng định: “Cách chữa hóc xương của thầy Bơ là một cách chữa mẹo, nhưng thầy đã chữa khỏi cho rất nhiều người rồi”.
Là một người thầy giáo luôn lấy cái tâm để trị bệnh, nếu nghĩ đến danh lợi thì khó thành công. Với thầy Bơ làm việc cứu người là niềm hạnh phúc trong đời.


Phan Tuyết

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với giáo viên trường Ams




(Dân trí) - “Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”.




Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .


Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với GV trường Ams (THPT Hà Nội - Amsterdam)




Trên đây là bài văn của học trò Nguyễn Trung Hiếu, hiện là học sinh lớp 11 chuyên lý, trường trường Ams (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam). Bài văn “lạ” trước hết bởi đề bài văn nghị luận cô giao là “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”, thay vì trình bày chung các quan điểm thì Hiếu đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình mình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.
Bài văn của em đã lật tung quan niệm bấy lâu nay của nhiều người coi trường Ams là trường “của con nhà giàu” (!?). Nhìn cách tiêu xài hay xe cộ sử dụng để đến trường của một bộ phận học sinh trường Ams, rất nhiều người cứ nhầm tưởng như thế. Chỉ những thày cô giáo đang công tác ở trường Ams mới hiểu rõ đó là ngộ nhận. Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là nơi quy tụ các học sinh giỏi, còn trong hàng nghìn học sinh đang theo học ở trường cũng có rất nhiều hoàn cảnh, số phận. Và trường hợp em Nguyễn Trung Hiếu là một ví dụ.
Tuy nhiên, bài văn của Hiếu cũng đã gây “sốc” với ngay chính nhiều thày cô đang giảng dạy tại trường bởi hoàn cảnh của gia đình em. Và hơn thế, các thày cô rất khâm phục ý chí nghị lực của cậu học trò nghèo nhưng học giỏi này. Hiếu chưa nằm trong tốp học sinh xuất sắc của trường, nhưng cũng là một học sinh khá thông minh. Năm học vừa qua em đã đoạt giải nhì trong kì thi Olympic vật lí và cuối năm được cô giáo chủ nhiệm nhận xét trong học bạ là học sinh học giỏi đều các môn học.
Đến thăm gia đình em mới thấy hoàn cảnh gia đình quả rất khó khăn. Mẹ Hiếu (chị Nguyễn Thị Hạnh) bị suy thận mãn tính nặng phải chạy thận đã 8 năm. Bố Hiếu (anh Nguyễn Xuân Sơn) sức khỏe kém, theo bà nội em kể thì bố em từ nhỏ bị viêm tai giữa, đến khi phát hiện máu chảy ra đằng tai mới cho đến bệnh viện thì đã muộn, bác sĩ nói đã “ăn vào não” và để lại di chứng là trí nhớ và sức khỏe bị giảm sút, không có khả năng lao động. Bà nội Hiếu đã cao tuổi mắt lòa. Mọi chi tiêu cho 5 người trong gia đình Hiếu ở giữa Hà Nội trong thời buổi giá cả leo thang đều chủ yếu trông chờ ở số lương hưu ít ỏi của ông nội em - một cựu quân nhân hiện đang ốm nằm liệt giường …
Cảm thông với gia cảnh của em, Ban giám hiệu nhà trường đã phát động phong trào “Nhà giáo trường Ams đỡ đầu cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt”. Sau một tháng triển khai, tính đến trung tuần tháng 10/2011, ban vận động đã nhận quyên góp và chuyển tới em Nguyễn Trung Hiếu số tiền là 12,9 triệu đồng và một bộ laptop. Ngoài ra, để có nguồn tài chính ổn định và giúp em Hiếu có điều kiện học tập nâng cao trình độ các thày cô còn có hình thức chia sẻ phong phú khác như trích lương “tặng hàng tháng” cho em Hiếu 450 ngàn đồng; thày Nguyễn Trọng Tuấn nguyên hiệu phó nhà trường cam kết cho em Hiếu vay hàng tháng 500 ngàn đồng cho đến khi học hết lớp 12; còn cô Nguyễn Thúy Hằng giáo viên toán thì tặng em một suất học bổng cho tất cả các môn học ở trung tâm “Học mãi”… Hiện nay cuộc vận động vẫn tiếp tục được triển khai.
Nguyễn Trung Hiếu cho biết em rất xúc động trước tình cảm các thày cô dành cho em và gia đình. Em không còn phải nhịn ăn sáng để đi học nữa. Em tự hứa sẽ thật cố gắng để giành thành tích cao hơn trong học tập nhằm vượt lên số phận và để ngày mai lập nghiệp, không phụ lòng mong mỏi của các thày cô, của gia đình …



Vũ Quốc Lịch (Giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam)



*Dưới đây là bài văn của Hiếu đã gây “sốc” với giáo viên trường THPT Hà Nội - Amsterdam.



Thư gửi mẹ.
Mẹ thân yêu của con !
“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .
Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.
Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.
Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.
Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.
Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.
Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …
Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …
Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …
Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.
Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.
Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.
Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.


Đứa con ngốc nghếch của mẹ
Nguyễn Trung Hiếu

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Nhật ký OSIN


Ngày… tháng… năm…


Chàng lại về muộn. Chàng bỏ bữa tối. Nó lại chửi chàng.



Ngày… tháng… năm…


Nấu món chàng thích nhất . Thế mà “nó” giành ăn hết. Lại còn khen mình nấu ngon nữa. Đểu thế. Tội chàng quá. Mai nó đi công tác, mình cho chàng ăn “phở.



Ngày… tháng… năm…


Đi đăng ký tạm trú. Mục “Quan hệ với chủ hộ”, mình điền: 3lần/tuần. Chúng nó trợn tròn mắt. Nhiều hay ít nhỉ?



Ngày… tháng… năm…


Nó lại chửi chàngChàng đang tắm…Đến lượt nó tắmChàng tranh thủ…Ước gì cả ngày nó ở trong nhà tắm!

Ngày… tháng… năm…


Đêm nay Nó lại oánh chàngMie con khốnNgày mai Bà mua thuốc chuộtCho nó tèo!—
Ngày… tháng… năm…Nó lại đòi chàng.Tiếng chàng thở hùng hục…Đau xót.Thương chàng quá, mai chắc mình phải nhịn rồi.—
Ngày… tháng… năm…Mấy hôm nay mình thấy buồn nôn. He he sướng thế. Biết đâu…Nó mà biết thì…Ơ nhưng mà tháng trước Mình lại rập rình với thằng xế lô.Bỏ mẹ…—
Ngày… tháng… năm…Nó đón mẹ nó về quản chàng rồi nó đi công tác. Híc—
Ngày… tháng… năm…Con gái “nó” hỗn với mình.Nó bảo mình là đồ Osin.Mệ, tức thế chứ. Bà là, là, là ……Sau này bà không cho con bà gọi mày bằng chị đâu nhá.Không có thứ chị em nào với mày nhá.—
Ngày… tháng… năm…Dạo này chàng làm ăn sa sút quá.Tội nghiệp chàng.Không biết có nuôi nổi 1 vợ 1 con không nữa?Mai mình đi mua Maverlon.—
Ngày… tháng… năm…Chàng đi công tác đột xuất.Biết trước mình đã xin nghỉ về quê thăm con. Nhớ…—
Ngày… tháng… năm…chàng đã về nó lại…bắt…chàngchàng lại thở hùng hục trong đêm….. hic………—
Ngày… tháng… năm…Sáng nó bảo với chàng, cái bút của chàng dạo này nhanh hết mực thế.Chiều nó mang về bình rượu tắc kè.Hic… hôm sau… chàng về…. mình cho chàng ăn củ sâm tối nó lại bắt chàng #@mce_markergt;… may mà buổi chiều mình tranh thủ rồi, không thì phí đi…—
Ngày… tháng… năm…Dạo này chàng lăng nhăng quá!Để ý cả con bé Ôsin nhà hàng xóm…Trong khi mình thì cứ… vò võ!Mình thử que này là que thứ 22 rồi mà vẫn… 1 vạch!Mai lại tranh thủ làm cái nữa…Ngày kia mua hẳn một hộp về dùng dần!—
Ngày…. tháng… năm….Chàng mang máy ra phòng ngoài nói ” dạy cho cái Tĩn vi tính ” ….. mình đốt cuốn sổ nhật kí , nhỡ nó thấy thì …….Mình tập tành viết blog …. tranh thủ search mấy bí quyết ” dưỡng sinh ” cho chàng ……coi xong chịu ko đc. …..may chàng về sớm , còn ” nó ” thì tối mịt mới vìa … ước gì ” nó ” đừng về luôn—
Ngày… tháng… năm…nó lại xuất viện rồi..Lần này bà tha cho nhé!thằng nhóc con dạo này người lớn rồi giông chàng quá khiến nhiều lúc mình nghĩ ngợi lung tung nó cũng 8 tuổi rồi chứ nhỉ…xấu hổ quá!—
Ngày… tháng… năm…Nó về quê, chàng kêu mệt không về, mình cũng xin về nhưng nó không cho, nó lại nịnh mình ở lại nấu cơm cho chàng nữa, mình giả vờ mãi, híc híc đúng là con này còn ngu…hơn mình.—
Ngày 1 tháng 5 năm…..mình làm chàng mệt thật rồi…Cả đêm qua mình và chàng không ngủ mừng ngày thống nhất đất nước, mình như quân giải phóng tiến vô sài gòn sôi sục khí thế, chàng như đội quân thất trận, tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.Cả đêm qua chính quyền đã nằm trong tay quân giải phóng. Tối nay nó lại về cướp lại chính quyền rồi…hu hu…. Mình phải nghĩ xem cho nó nhai cái gì chiều nay cho nó… về quê nhà vĩnh viễn nhỉ…
path 2

Ngày …. Tháng …. Năm……..“Nó” sinh đứa con gái hơn tháng rồi, mình vẫn không có kết quả gì, mình có gì không bình thường chắng?
Ngày …. Tháng …. Năm……..Con Thủy nói mình phải thêm kinh nghiệm, nếu không có con thì cũng phải làm cho chàng mê mệt minh thì chàng mới có cơ bỏ “nó”. Nó nói trên In tờ nét có nhiều lắm, nhưng mình có biết vi tính, vi mô gì, chắc mấy tiệm đĩa “cục gạch” có .
Ngày …. Tháng …. Năm……..Xui quá, đang thực hành theo cái đĩa thì thằng nhóc nó thấy, khuya rồi sao nó không ngủ mà còn đi kiếm ba nó. Mình phải dổ ngon dổ ngọt cho nó đừng bép xép.
Ngày …. Tháng …. Năm……..Trưa nay, ăn cơm xong chàng nằm xa lông, thằng quỷ con leo lên bụng chàng mà nhún, chàng la nó, nó cãi lại: “ba nói ba bụng bự nên chị Sáu phải ngồi trên bụng ba nhún cho xẹp bớt, con nhẹ hơn chỉ nhiều sao ba không cho?”. Mình rụng rời tay chân, chàng vội nhổm dậy rủ nó đi bắn bi. “Nó” đang ở nhà trong, không biết “nó” có nghe thấy không ?
Ngày …. Tháng …. Năm……..Thằng quỷ con này tò mò, nó rình hồi nào mà mình hổng biết, trưa nay nó lại hỏi ba nó: “Tối qua ba bị gì mà con thấy chị Sáu thổi gì giữa hai chân ba lâu lắm vậy?” Chàng vừa suỵt, suỵt vừa cà lăm trả lời : “À… ừ, ba bị trầy ở chổ đó ba bôi cồn rát quá nên chị Sáu thổi cho mát”. Nó chưa chịu thôi, còn “bình luận” câu động trời: ”Ba nói chị Sáu mai mốt có thổi , thổi ít ít thôi. Chị ấy nhún nhún cho bụng ba xẹp xuống, bây giờ lại thổi lâu như vậy, hơi vô nhiều, con thấy con thấy bụng ba bự hơn đó.” Mình xanh mặt. Đau tim quá.

………………………………………………………….Ngày …. Tháng …. Năm……..Mẹ chàng ốm nặng, điện bảo chàng về gấp, chàng đi sáng nay, chiều mai mới về. Mấy bữa nay, mình thấy lo lo làm sao, không biết thằng quỷ con này có nói gì không?


Quyển nhật ký bị dừng nửa chừng ở đây.


Một người đàn ông trạc 35, bấm chuông cửa 1 căn nhà xinh xắn . Chạy ra mở cửa là thằng bé khoảng bảy, tám tuổi .-Ủa, chị Sáu đâu mà con mở cửa.-Dạ, chị Sáu bị má đuổi rồi, má đang chờ ba trên phòng đó .Lát sau, từ phòng trên lầu 1, có giọng đàn bà lớn tiếng:-Anh còn chối không có gì hả, anh với con đĩ đó giống như nhau, chối bai bãi, chừng xem cái này mới chịu câm … đó anh nhìn tivi coi . Sao tôi khổ quá nè trời, anh hết ở sở làm rôi tới người ở trong nhà . .. Nè, nhún cho xẹp bụng nè … Nè, thổi cho bụng bự nè … nè, nhún … nè, thổi …, nè đầu độc thằng con của tui …
Cứ sau chữ nè là giọng người đàn ông rên lên đau đơn .-Ui da, tha cho anh, tại … tính đàn ông nó vậy mà, chứ anh vẫn thương ba mẹ con em hết lòng mà, anh có bỏ bê gì mẹ con em đâu… Tại nó lẳng nên anh bị mê muội chút thôi mà.
-Chút nè, … nó là con quỷ cái, phá gia cang người khác… quỷ kinh ,nè…. Kim đâm ba mũi,nè, … ka ma so ba nè , …, may mà tôi ăn ở hiền lành, trời còn thương , không thì chết với con quỷ đó.-Gì mà kim đâm ba mũi, gì ka ma so ba … bộ nó ếm em hả ?-Nó viết trong cuốn nhật ký đó, tôi bắt được quả tang nó đang viết, phải dành giật mới lấy được, nhưng tôi không cho anh đọc đâu, để cho anh ôm thắc mắc đó tới già.


Quyển nhật ký bay vèo qua cửa sổ, rớt dưới chân một người đàn ông đang chờ con tan trường và vô tình nghe trọn câu chuyện.

.

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

Phỏng vấn “nhà tinh giản” tài ba



(Dân trí) - Việc tinh giản biên chế đã thu được kết quả hết sức... “zui zẻ”. Hầu hết các cơ quan đều không đạt kế hoạch, có ngành không giảm được biên chế nào. Đặc biệt, đã có nhiều “biến tướng” khiến yêu cầu cấp thiết này trở thành... hài hước.



(Minh họa: Ngọc Diệp)




PV: Xin ông cho biết việc tinh giản biên chế ở bộ ta hiện nay như thế nào?
Nhà tinh giản biên chế: Tốt, rất tốt.
Thưa, nhưng theo tôi được biết thì kết quả rất khiêm tốn?
Ai bảo cậu thế? Chúng tôi đã làm rất triệt để.
Nghĩa là...
Nghĩa là để có thành tích như hôm nay, chúng tớ đã áp dụng cả kiến thức cổ - kim lẫn kinh nghiệm của... loài mèo.
Học mèo? Ông nói gì lạ vậy?
Chẳng có gì lạ cả. Thấy hay, thấy tốt thì phải học.
Trước hết, ông đã học cổ nhân điều gì?
Cậu có nhớ chuyện Bờm đi mua mắm, mua tương không? Bát đựng mắm, tớ chuyển sang đựng tương. Bát đựng tương, chuyển sang đựng mắm. Đồng mua mắm chuyển sang mua tương. Đồng mua tương chuyển sang mua mắm. “Dụng nhân như dụng mộc”. Cậu cứ điều chuyển kiểu mắm mắm, tương tương thế là đã tinh giản được một nửa.
Còn bài học bây giờ?
Cậu có đọc bài báo kể về chuyện chuyển nhà chưa?
Dạ, chưa ạ!
Có một ông nhà thơ ở giữa hai ông hàng xóm. Ông bên tay phải là thợ rèn, ông bên trái là thợ gò hàn nên suốt ngày phải hít thở khói bụi và nghe tiếng gò hàn đinh tai nhức óc. Một buổi tối, cả hai ông hàng xóm đều đến thông báo sắp tới sẽ chuyển nhà. Lão nhà thơ mừng như hóa rồ vì cùng một lúc bớt được cả hai. Gã mơ màng nghĩ đến một ngày nào đó, lão sẽ được hưởng không khí yên lành trong một không gian yên tĩnh.
Ông bỏ cái đoạn lâm li, quy phượng đi. Rồi làm sao?
Thì làm sao? Chẳng qua là hai lão đổi nhà cho nhau. Ông thợ rèn đang ở bên trái chuyển sang phía bên phải. Ông thợ gò hàn đang ở bên phải chuyển sang bên trái. Tức là cái khói chuyển từ bên trái sang bên phải và tiếng ồn chuyển từ bên phải sang bên trái. Thế thôi!
Nhưng tôi chả thấy cái gì đáng học ở đây để áp dụng cả.
Dốt ơi là dốt. Cậu về điều chuyển ông làm kế toán sang làm văn thư, bà làm văn thư sang làm kế hoạch, chị làm kế hoạch về làm kế toán. Thế là bộ phận nào cũng “tinh giản”, cũng “chuyển đổi” cả.
Thế còn ông học gì ở loài mèo?
Lũ mèo nhìn thế nhưng rất tinh khôn. Chúng chẳng mấy khi vồ chuột to, chuột khoẻ mà thường bắt chuột bé, chuột yếu. Cậu về cơ quan xem ai gần đến tuổi thì vận động nghỉ hưu sớm. Người nào có khuyết điểm đáng lý phải buộc thôi việc thì yêu cầu làm đơn xin ra ngoài biên chế để hạ cánh an toàn... Cứ thế, cứ thế, nhỉ!
Xin cám ơn ông về những “kinh nghiệm cổ kim quý báu” này.



Bùi

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

FICUS SUMATRANA CUỘC TÌNH CỦA KẺ BẠC TÌNH


Khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu rơi để xua đi bầu không khi oi bức của muà khô - khô hạn trên khắp các cánh rừng miền đông Nam bộ. Làn hơi nước mát lạnh của cơn mưa đã làm chợt tỉnh những loài thực vật ngủ khô trong khu rừng, hàng ngàn loài thực vật khô khát đang thoả cơn khát, chúng chợt bừng tỉnh, những mầm non bất đầu nhú lên, những bông hoa đầu mùa cũng lung linh khoe sắc. Đâu đó trong khu rừng loài Đa bóp cổ cũng cũng lặng lẽ thực hiện chức năng mà tạo hoá đã ban tặng cho chúng - đâm hoa kết trái và hình thành nên một thế hệ mới trong cuộc đời ngao du của những hạt giống mới, để tồn tại và phát triển, để giết chết kẻ mà đã cưu mang mình và để cho chúng ta những hiểu biết sâu về đời sống của thực vật cũng như những điều bí ẩn mà cây Đa bóp cổ Ficus sumatrana bạn chưa một lần biết đến trong thiên nhiên hoang dã Việt Nam..





Đa bóp cổ Ficus sumatrana ảnh: Phùng mỹ Trung




Đa bóp cổ là loài thực vật phụ sinh khi những ngày đầu hình thành và phát triển. Loài thực vật có hoa này sau khi thụ phấn hoa của chúng sẽ kết thành những đám quả màu vàng được gọi là quả phức. (quả hình thành do một khối nguyên vẹn của nhiều hoa độc lập tụ họp lại mà thành. Nói cách khác đa là quả do cả một cụm hoa tạo nên)
Quả đa rất ngọt và thơm ngon rất hấp dẫn các loài thú, linh trưởng ăn hoa quả, chim và một số loài Dơi ăn trái chín. Sau khi đã chen no nê một bụng đầy quả đa chín mọng một số loài động vật có thói quen thải các chất thải trên thân cây khi chúng di chuyển hay những nơi ở cố định của chúng trong tự nhiên. Sau khi được thải ra, phân có hạt của trái đa dính trên các nhánh của cây chúng sẽ nảy mầm và phát triển.Do trải qua hàng triệu năm loài đa bóp cổ đã hoàn thiện được những yếu tố cần thiết để có một cuộc sống phụ sinh đấu tời. Nhũ hạt của chúng có thể dính được là vì xung quanh hạt được bao bọc một lớp chất nhày như keo đó là nguồn thức ăn tạm thời của cây non khi mới hình thành nảy mầm và phát triển thành cây. Rồi theo năm tháng rễ sinh khí của nó sẽ dài ra và hút các chất mục bên ngoài của vỏ cây, bộ rễ khi đã phát triển đủ dài ôm ấp lấy thân cây chủ như một đôi tình nhân vì cây chủ đã giúp nó sống qua những ngày đầu đời. Nhưng cây chú không thể ngờ rắng đó là thứ tình yêu của kẻ giết mình. Khi bộ rễ thả dọc theo cây đủ tới chúng sẽ bám được vào đất và lúc này chúng phát triển và vươn lên rất nhanh nhằm chiếm tầng tán cao hơn của cây chủ.

Cuộc tình của hai loài cứ ôm ấp nhau theo ngày tháng với một tình yêu bền chặt đến không ngờ khi bộ rễ đã bám được vào thân cây và chúng đan xen vào nhau như một mạng lưới với hàng trăm chiếc rể bám chồng lên nhau. Những chiếc rễ cây ngày một lớn để phát triển thành thân gỗ. Những chiếc rễ cắm xuống đất có nhiệm vụ hút nước và mang các chất khoáng lên nuôi cây. Trên tầng cao chúng vươn lên tạo ra một tầng tán xoè rộng để chiếm lấy những vị trí nhiếu ánh sáng nhất giúp những chiếc là quang hợp và che mất bóng của cây chủ khốn khổ đã cưu mang nó trong suốt những tháng ngày gian khó đầu đời. Thế rồi cây Đa có thể sống độc lập và ngày càng phát triển bên ngoài thân cây chủ, chúng cột chặt lấy cây chúng và cây chủ tội nghiệp khi vỏ của chúng không thể mang các dưỡng chất nuôi phần trên thân và các đám là không còn khả năng quang hợp. Rồi một ngày nào đó trong cái chết đau đớn và từ từ nó từ giã cuộc đời để cho kẻ cưu mang mình nhởn nhơ sống trọn.

Đa bóp cổ Ficus sumatrana là loài có thân gỗ cao 15 – 20m, vỏ màu xám, xù xì, thịt vỏ màu trắng. phụ sinh lúc nhỏ. Cành non không lông màu nâu nhạt, với những đốt mắt lá ngắn, nhựa mủ trắng. Lá đơn, mọc cách, dày, dài 7 - 16cm, rộng 4 - 7cm, hình trái xoan hoặc trứng, đầu có mũi nhọn ngắn, thuôn dần về gốc. Cuống lá mảnh dài 2cm, có lông. Sung hình cầu, đường kính 1,5 - 2cm. Hoa đực không cuống, 4 cánh đài hình trái xoan. Gỗ xấu không được dùng và cây con có thể trồng làm cảnh trên các thế đá trong vườn và hòn non bộ.

Câu chuyện về loài đa bóp cổ là một trong những bí ẩn của thiên nhiên mà ta cần khám phá và chiêm nghiệm. Cuộc sống hoang dã là vậy và luôn là vậy một cuộc đấu tranh sinh tồn không khoan nhượng giữa các loài với nhau để tồn tại, để phát triển. Đôi khi ở ở góc độ cuộc sống, vô tình cây đa bóp cổ lại được ví như một kẻ man rợ khi cây nó qay lại 'bóp cổ', giết đi cây 'chủ' đã nuôi dưỡng nó, cưu mang nó, từ lúc chào đời, tạo cho nó có nơi để dung thân, nuôi dưỡng để cho nó trưởng thành bằng một phần da thịt của mình. Hơn thế nữa, cái tính man rợ của loài cây này có một chủ đích, một chiến lược, một kế hoạch rất chi li, kín kẽ mà cây chủ không ngờ. Nhưng ở đó là qui luật của tự nhiên vì có những loài chết đi để những loài khác sống và tồn tại để tạo nên một bức tranh sinh động và đẹp đẽ nhất của rừng mưa nhiệt đới cho con người chúng ta chiêm ngưỡng và bảo vệ


Phùng Mỹ Trung – Admin website Sinh vật rừng Việt Nam

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phát động Tết trồng cây


(Dân trí) - Hôm nay (10/2), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã chính thức phát động Tết trồng cây nhớ ơn Bác Hồ tại Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam ở xã Ngải Sơn - thị xã Sơn Tây - Hà Nội.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành trung ương... đã chính thức phát động Tết trồng cây "đời đời nhớ ơn Bác Hồ", mở đầu cho mùa xuân trồng cây trên toàn quốc trong năm 2011.
Phát biểu tại lễ phát động, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh, trồng cây, trồng rừng có vai trò to lớn trong công cuộc chống biến đổi khí hậu, bảo vệ trái đất. Bởi vậy, mỗi người dân, mỗi cán bộ Đảng viên, mỗi cơ quan cần nhận thức đầy đủ về tác hại của biến đổi khí hậu để tham gia trồng cây, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng trong điều kiện mình có thể.


Nước ta là một trong số ít những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác bảo vệ môi trường, chống lại tác động của biến đổi khí hậu, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã kêu gọi các cơ quan ban ngành trên toàn quốc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân nhận thức sâu sắc về những tác hại, nguy cơ của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.

Hàng năm, cứ vào mỗi dịp đất nước ta đón mừng mùa xuân mới, Tết trồng cây lại được rất nhiều tầng lớp nhân dân hưởng ứng, tham gia tích cực. Và nối tiếp việc thực hiện theo lời kêu gọi Tết trồng cây từ hơn nửa thế kỷ qua của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Tết trồng cây đã trở thành một phong trào truyền thống.

Liên hợp quốc đã chọn năm 2011 là năm quốc tế về rừng. Vai trò quan trọng của cây và rừng ngày càng được khẳng định không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở tất cả các nước trên thế giới. Theo tính toán của Bộ NN&PTNT thì vào năm 2011 này, nước ta sẽ có 500.000 ha rừng được trồng mới.

Ngay sau lễ phát động, Chủ tịch nước cùng lãnh đạo thành phố và các cơ quan ban ngành đã trồng những cây xanh đầu tiên trên vùng đồi Ngải Sơn, mở đầu cho phong trào trồng cây gây rừng trên toàn quốc.

Quốc Đô - Minh Quân