Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

Tâm sự nàng dâu ngày Nhà giáo


TTC - Mẹ kính yêu! Ắt hẳn mẹ rất ngạc nhiên, thậm chí còn hơi sốc khi nhận được bức thư này. Biết thế nên con đã chọn hôm nay, một ngày thời tiết mát dịu, không có bão gần bão xa hay áp thấp nhiệt đới gần bờ, mẹ vừa mới lãnh lương hưu và cô Út mới điện thoại báo tin đã mua được đất xây nhà.

Trong tâm trạng hân hoan đầy phấn chấn như vậy, con hi vọng mẹ sẽ dành chút ít thời gian quý báu đọc những dòng tâm sự xuất phát từ tận đáy lòng sâu thăm thẳm nhất của con.
Con biết con đã làm mẹ thất vọng nhiều. Ngày đầu tiên (con vẫn nhớ như in), lúc anh ấy (sau này là chồng con) đưa con về ra mắt, con nhận thấy mắt mẹ lấp lánh ánh mãn nguyện khi con lí nhí nhận con là giáo viên. Mẹ hồ hởi hi vọng rằng con dâu mẹ sẽ thong thả, nhàn nhã dành nhiều thời gian chăm sóc nhà cửa và phụng dưỡng mẹ khi tuổi già. Nhưng mẹ đã nhầm.
Mà không chỉ riêng mẹ mà cả con, cả những đồng nghiệp của con cũng đã nhầm khi ảo tưởng đi dạy là một nghề nhàn nhã, nhiều thời gian rảnh, lương tâm thanh thản và có hệ số phụ cấp cao.
Chắc mẹ bực dọc lắm khi con dâu mẹ đi sớm về muộn, đã vậy về đến nhà còn chúi mũi vô mớ công việc bới theo. Vì mẹ khác ngành nên mẹ không hiểu (mà nếu ngay cả mẹ có cùng ngành thì việc đi dạy bây giờ so với việc đi dạy ngày xưa khác xa rồi mẹ ạ!).
Khi lên lớp, ngoài việc đương nhiên là phải dạy đúng phân phối chương trình, bọn con phải dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng, căn cứ tình hình thực tế học sinh, hoàn cảnh hiện tại của địa phương sao cho vừa đảm bảo kiến thức vừa đạt chỉ tiêu mà nhà trường giao phó. Với từng ấy yêu cầu, bọn con đi dạy mà phải cẩn trọng như đi dò mìn, căng thẳng lắm mẹ ạ!
Bên cạnh việc đi dạy, chúng con còn phải tham gia vô số phong trào, hưởng ứng vô số đợt thi đua, phấn đấu vô số chỉ tiêu, vô số danh hiệu, phải lập cho được vô số thành tích để chào mừng vô số dịp. Con còn phải viết đủ loại kế hoạch, phương hướng vào đầu tháng, báo cáo tiến độ vào giữa tháng và thống kê số liệu vào cuối tháng.
Đó là chưa kể tới các kế hoạch học tập, kế hoạch đổi mới, kế hoạch giáo dục, kế hoạch phối kết hợp... năm nào cũng có và năm sau bao giờ cũng nhiều hơn năm trước dăm ba loại, chưa kể tới giáo án, sổ báo giảng là loại kế hoạch hàng ngày nữa.
Ngoài danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp, giáo viên chủ nhiệm giỏi, chiến sĩ thi đua mà bất cứ giáo viên nào cũng phải cố đạt cho bằng được, các nữ giáo viên như bọn con còn thêm “Nữ giáo viên tài năng duyên dáng”, “Cô giáo mẫu mực”, “Phụ nữ tiến bộ”, “Phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà”, “Phụ nữ thời đại mới”... Mẹ xem, phụ nữ chúng con đương nhiên không phải là siêu nhân, lấy đâu ra lắm năng lượng và tài năng đến thế.
Vậy nên, con phải lựa chọn hoặc là giỏi việc nước hoặc đảm việc nhà. Mẹ đừng trách con sao lúc nào cũng bần thần tính toán. Người ta đã nhầm to, mẹ ạ. Họ tưởng nhầm nhà sư phạm là sự kết hợp giữa sư và phạm. Nên họ trả cho bọn con đồng lương vừa đủ để ăn (chỉ xì dầu và đậu phụ) và sống (không con cái gia đình) như sư và mặc như phạm. Nhưng con cũng không lấy thế làm buồn, vì nghề con là nghề cao quý. Mà cao quý thì dĩ nhiên là không màng đến vật chất với lợi ích tầm thường đó.
Con chủ quan khi tự cho phép lương tâm mình thanh thản. Con không tham ô, tham nhũng, không quan liêu, cửa quyền, hống hách cũng không lợi dụng chức vụ quyền hạn. (Mẹ biết đấy, với vị trí công việc của con, con đâu có lấy một nửa cơ hội để phạm những tội đáng lên án đó). Ấy là con nghĩ thế.
Nhưng không phải ai cũng nghĩ thế. Nên, luôn luôn, bọn con được trau dồi về đạo đức tư tưởng, về nhân cách, về phẩm chất nhà giáo. Và luôn luôn bọn con phải báo cáo xem mình đã làm gì để chống tiêu cực, tự vấn xem những việc mình làm có việc nào lợi dụng chức vụ quyền hạn, mình đã thu hoạch được gì, đã học tập được gì từ phong trào này, đợt vận động nọ.
Nhân ngày đẹp trời, con trút vào trang giấy vài dòng tâm sự để mẹ con mình hiểu nhau thêm. Con sẽ luôn cố gắng phấn đấu để mẹ có thể tự hào về con.

Con dâu mẹ.
Ký tên
ĐỒNG THỊ BÓNG (Quảng Trị)

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010

Sơn Thủy luận


TP - Huynh muốn hỏi đệ câu này, chuyện giành người đẹp đã qua mấy ngàn năm rồi sao đệ cứ mãi ôm hận, thù lâu nhớ dai thế?
- Huynh đã có lời, đệ cũng chả giấu huynh, đệ đâu có giận huynh mà chỉ giận người đứng ra tổ chức cuộc thi không sòng phẳng. Đệ muốn chứng tỏ cho hậu thế biết sự thiếu tường minh thì hệ luỵ của nó dai dẳng đến mức nào.
-Đâu là chỗ không tường minh?
-Huynh đoạt được công chúa rồi nên mê muội không nhận ra đó thôi. Đệ ở dưới nước thế mà bắt sắm lễ vật toàn ở trên cạn nào là voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao thì khác chi đã ngầm ý trao không người đẹp cho huynh.
-Giờ nghe đệ nói thì thấy có sự thiên lệch đó. Thôi chuyện đã cũ, người đẹp ngày xưa giờ đã da rạn mặt rêu, đệ lượng thứ cho những bất hoà xưa cũ ấy!
-Đệ cũng nghĩ lấy ôn hòa hóa giải thù hận nên đâu có chủ trương hô phong hoán vũ lụt to, lũ lớn làm chi. Chỉ tại huynh không còn trẻ khoẻ, oai phong, cường tráng như ngày xưa nữa nên mới thấy dễ tổn thương đó thôi!
-Thời gian nó có chừa ai? Với lại núi cao bởi có đất bằng, đất bây giờ thành sông thành hồ, đồng minh của đệ cả thì dẫu có muốn cao đâu có được nào? Tóc của huynh ngày trước ngát xanh bởi muôn triệu cây cao bóng cả thì giờ trọc lóc, đầu trơ trán bóng, thân thể bị đào khoét, nắn chỉnh rã rời từng ngày... Ôi, chàng Sơn Tinh, thuở oanh liệt nay còn đâu?
-Huynh đừng buồn nữa! Hay đệ và huynh đảo vị trí cho nhau?
-Đã đảo vị trí rồi đó thôi. Hồ nước thì treo mênh mông trên đỉnh núi. San lấp xây cao ốc sừng sững như đỉnh núi ở cửa sông... Sở trường giờ thành sở đoản. Hơ! Hơ...

Đối thoại giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh
- Kẹo Cu Đơ ghi

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010

CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG - bước ngoặt chính sách đối với nghề rừng.


Nguyễn Xuân Hường
Viện Kinh tế sinh thái

Các hệ sinh thái (rừng, biển, lưu vực sông, nguồn nước…) phát triển với đầy đủ chức năng sẽ cung cấp các dịch vụ thiết yếu như duy trì nguồn nước ổn định đất đai, kiểm soát đất đai phục vụ con người. Nghịch lý là việc duy trì bảo vệ các hệ sinh thái thưòng được thực hiện bởi một nhóm nhỏ, trong khi người hưởng lợi là số đông. Giữa hai bên hưởng lợi và duy trì lợi ích cần có sự bù đắp công bằng thông qua một cơ chế kinh tế. Cơ chế này cũng tạo ra một nguồn ngân sách cho việc đầu tư phục hồi và duy trì bền vững các giá trị hệ sinh thái. Đó chính là ý nghĩa ban đầu cho sự ra đời của cơ chế “Chi trả dịch vụ môi trường“ (PES-payments for environmental services). Trên thế giới PES đã được chú ý thực hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX và đến nay đã được đề cập và thực thi ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới.
Tại Việt Nam hơn 10 năm qua, khái niệm PES và ứng dụng của nó đã và đang nhận được sự quan tâm đáng kể của các nhà ngiên cứu môi trường,các nhà khoa học và nhà hoạch định hính sách tại Việt Nam.
Đầu năm 2008,Chính phủ đã yêu cầu Bộ NN & PTNT (MARD) xây dựng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rưng (DVMTR) cho Ngành Lâm nghiệp. Để thực hiện chính sách này trên phạm vi toàn quốc, Chính phủ đã ban hành QĐ: 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 về chính sách chi trả DVMTR tại 2 tỉnh Sơn La và Lâm Đồng năm 2008 và 2009.Các ngiên cứu thử ngiệm sẽ xác định các đối tượng hưởng lợi của hoạt động chi trả cho các dịch vụ này, đồng thời xác định số tiền trả cho DVMTR để đảm bảo có các dịch vụ này trong thời gian dài.
Quá trình hình thành PES tai Việt Nam.
Cụm từ dịch vụ môi trường của các hệ sinh thái nói chung, DVMTR nói riêng mới xuất hiện trong một số năm gần đây. Khi chúng ta có điều kiện tiếp cận thông tin từ các Tổ chức quốc tế về Lâm ngiệp.
Nền kinh tế nước ta sau khi chyển sang “kinh tế thị trường” thì kèm theo đó DVMTR mới được xem là một loại hàng hoá trao đổi trên thị trường. Người bán là người lao động trồng rừng, bảo vệ rừng tạo ra dịch vụ: nguồn nước, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái rừng… Và người mua là các Nhà máy Thuỷ điện, các Công ty kinh doanh du lịch sinh thái… được hưởng lợi từ các dịch vụ trên. Việt Nam bắt đầu khởi động chương trình thí điểm chính sách chi trả DVMTR lưu vực sông Đồng Nai… Chính phủ đã có ý kiến chỉ đao tại công văn số 3405/VPCP (6/2007) giao cho Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành nghiên cứu các đề xuất của VPCP và có ý kiến cụ thể trình CP trong quý 4/2007. VPCP tham mưu cho Thủ tướng CP trình ra cơ quan lập pháp ban hành một đạo luật hoặc một sắc lệnh thu phí DVMTR…’’. Tại QĐ số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 về việc ban hành “Chính sách thí điểm chi trả DVMTR“. Và sau gần 2 năm thực hiện thí điểm ở 2 tỉnh Sơn La và Lâm Đồng, hôm 9/3/2010 Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng chủ trì Hội nghị sơ kết. Sau 2 năm triển khai 2 tỉnh đã tổ chức rà soát diện tích rừng được giao, cho thuê hoặc khoán bảo vệ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn để làm cơ sở cho việc xác định đối tượng chi trả tiền DVMTR. Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hứa Đức Nhị, cho đến nay các đối tượng phải chi trả tiền DVMTR (các Nhà máy thuỷ điện, Công ty cung cấp nước…) đã đồng thuận cao với chính sách thí điểm, thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm trong việc chi trả tiền dịch vụ. Đồng bào các dân tộc trong vùng thí điểm cũng đón nhận chính sách rất nhiệt tình. Nhờ vậy, tình hình phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép ở 2 tỉnh thí điểm (Sơn La và Lâm đồng) đã giảm đáng kể. Năm 2009 tỉnh Lâm Đồng chỉ còn 50% số vụ vi pham so với 2008. Tại Sơn La hiện tượng phá rừng làm nương rãy hầu như không còn… Đây là một chính sách có tính xã hội cao, góp phần XĐGN rất thiết thực. Cách quản lý này có ý nghĩa thực tiễn trong bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng một cách hợp lý nhất…
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng sau khi nghe báo cáo của tỉnh Sơn La về các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã nộp về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh hơn 60 tỷ đồng, nhưng mới chi trả cho các chủ rừng gần 10 tỷ. Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh không nên quá cầu toàn, cần vừa làm, vừa nghiên cứu, rà soát, để các chủ rừng được chi trả kịp thời. Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần nhân rộng mô hình thí điểm chi trả DVMTR.
Đại diện chương trình Bảo tồn đa dang sinh học vùng Châu Á (ARBCP-WinRock); Dự án Lâm nghiệp Việt-Đức (GTZ) cũng đánh giá rất cao chính sách của Việt Nam đang trở thành nơi để các nước trong khu vực học hỏi kinh ngiệm; mô hình này sẽ sớm được nhân rộng ra các nước trong khu vực, đặc biệt là Lào, Campuchia, Thái Lan. Tiếp đó Hội nghị quốc tế về chi trả dịch vụ hệ sinh thái Đông Nam Á tổ chức tại Hà Nội từ 23-24/6/2010 đã thu hút hơn 400 đại biểu đến từ 30 quốc gia bao gồm các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học, các tổ chức tài chính lớn. Các đại biểu quốc tế và Việt Nam đã tập trung thảo luận các vấn đề như tiềm năng thị trường dịch vụ hệ sinh thái ở Châu Á, chi trả dich vụ hệ sinh thái rừng-lưu vực; chia sẻ lợi ích và cơ chế chi trả.
Như vậy chi trả DVMTR là bước ngoặt về chính sách đối với nghề Rừng.
Cũng cần nói thêm là chính sách chi trả DVMTR này nếu thực hiện tốt sẽ mở ra một trang mới để nghề rừng nước ta có bước phát triển mới; tổng giá trị sản phẩm nghề rừng sẽ đóng góp vào GDP đất nước không phải như hiện nay >2% mà tăng lên nhiều trong những năm tới (chỉ tính riêng thu phí dịch vụ nước cho các nhà máy thuỷ điện cũng đến hang nghìn tỷ trong một năm-trên cơ sở 20đ/KW/h). Nước Nhật từ những năm 94-97 người ta đã tính đủ giá trị của rừng như sau:
Với khoảng 25 triệu ha rừng trồng và rừng tự nhiên:
- giá trị bảo vệ nguồn nước 34tỷ USD
- giá trị bảo vệ đất: 64 tỷ USD
- Giá trị dịch vụ sức khỏe cộng đồng: 62 tỷ USD
- giá trị cung cấp Oxy: 147 tỷ USD
- giá trị lâm sản (gỗ): 5,6 tỷ USD
(Nguồn Lâm nghiệp Nhật bản 1994-1997- JOFCA)
Thử làm phép tính theo quy tắc tam suất:
Việt Nam chỉ tính 10 triệu ha rừng. Nếu tính theo thông số của Nhật thì ta có thể tạo ra hàng năm là 126,4 tỷ USD, trong khi đó GDP của ta hiện nay chỉ khoảng 50tỷ USD.


(Tạp chí Rừng&Môi trường số 27/2010)

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010

Hà Nội tình yêu và nỗi nhớ!


Hà Nội nhớ. Hà Nội thương. Hà Nội trong bao kỉ niệm nào xa xăm mà cũng thật gần lắm của anh và em, của cả hai ta anh nhỉ?
Một Hà Nội xinh tươi cứ vẽ ra trước mắt em. “Rạo rực và đam mê”- anh cũng từng thốt lên như thế. Xuân - Hạ - Thu - Đông cứ thay nhau khoác cho phố phường những tấm áo choàng bắt mắt, khiến thành phố ngàn năm tuổi này mỗi sáng trở mình lại đem bao sự mới mẻ tới cho nơi đây.
Một ngày xuân sang, Hà Nội phơi phới trong sắc đào phai, non tơ những lộc non trên cành. Chuyển hạ, thành phố lại khoác trên mình chiếc áo vàng rực của mặt trời chói sáng, thêm màu lá xanh rợp bao con đường. Thu về mang chút nắng hanh hao theo từng cơn gió chiều thổi nhẹ, và ngọt ngào hương hoa sữa đầu phố lúc đêm đêm. Hà Nội mùa đông thì lại khác, thành phố như trở mình vùi sâu và giấc ngủ, ấp ủ hương hoa, ấp ủ lòng người chờ năm mới sang…
Giữa bao bức tranh tuyệt đẹp về Hà thành ấy, anh nói nhỏ với em rằng em hãy là mùa thu đi, vì chính em hiện hữu trong anh vốn dĩ đã là mùa thu Hà Nội, thật dịu dàng, nhẹ nhàng, khiến anh mê mải kiếm tìm bao năm. Anh đam mê em như đam mê thu Hà Nội… Những ký ức về anh thuộc về miền hoài niệm rất xa giờ lại hiện hữu trong em thật rõ nét. Hà Nội trong anh hôm nay có khác xưa chăng? Thu về bình yên trên từng gốc sấu già, bình yên trong cả những bước chân người qua, trong từng vòng xe đang lăn bánh trên đường. Em lại nhớ những vòng xe hai ta long nhong nơi phố nhỏ khi thu sang. Mát rượi… Đạp xe trên đường, lá thu nghiêng nghiêng rớt xuống rỏ xe, anh đang lái xe nhưng vẫn đưa tay với nhặt tặng em để em mang về ép trong trang vở trắng tinh khôi, có lần ta suýt ngã anh nhỉ? Giờ nhớ lại thấy cay cay sống mũi vì nhớ... Em thích cái khí trời Hà Nội khi vào thu, càng ngất ngây hơn khi hương sữa đủ độ chín cuối mùa. Khi ấy, có cái se lạnh luồn trong những cơn heo may khiến con gái Hà thành đẹp dần lên trong khăn áo, trong sắc thu và trong mắt con trai. Anh đã nhận xét thế. Chiếc áo khoác len màu kem thật điệu đà anh tặng cho em vào mùa thu trước vẫn còn thơm mùi hoa sữa anh ướp hương.Hôm nay, một mình dong duổi trên những con phố nơi chúng mình từng đạp xe qua, em vẫn khoác trên mình tấm áo ấy, như một lời thầm cảm ơn anh, cảm ơn mùa thu anh dành tặng em. Ngọt ngào! Thu chính là anh, là emLà tình yêu của đôi lứa Hà Thành Cứ mãi vậy cho tim yêu mãi đập... Em đang rẽ vào con phố Phan Đình Phùng với hàng cây xanh lá, để tận hưởng tới ngọn nguồn cái dịu mát của mùa thu mà khó nơi đâu sánh kịp. Em đạp xe thật chậm, những vòng quay chậm chậm, mơ hồ. Em cố rướn vòm ngực thật rộng để cố thâu góp được thật đầy cái không khí tươi mát ấy. Mà không, phải cho no nê, cho đã đầy mới được vì cuối thu rồi, sẽ chẳng còn bao lâu được đắm chìm trong thu nữa. Lồng ngực căng phồng, trong em tràn trề nhựa sống. Sức thu kì lạ anh nhỉ! Em bịn rịn chia tay con phố, tiến dần theo hướng Tràng Thi để thỏa sức ngắm nhìn những chiếc lá bàng đỏ chao trước gió rồi nhẹ đáp xuống mặt đường. Nhiều chiếc lá khô, như không chịu nằm yên một chỗ nghe âm thanh mùa đi mà lao xao đùa nghịch cùng gió, theo bước chân người đi đường, để níu giữ mùa đang trôi. Một sắc đỏ phai phủ khắp nẻo đường. Em còn thèm lắm được hít hà cái mùi hoa sữa nồng nàn trên đường Nguyễn Du. Nhưng mà ngửi hương sữa ban đêm là thú nhất. Em sẽ chờ cho đêm xuống… Hoa sữa ơi! Những vòng xe lại đưa em qua những con phố cổ. Vẫn còn đó những mái ngói xô nghiêng, những tường hoa rêu phong cổ kính. Vẫn những góc phố nhỏ, vẫn những con đường sâu hun hút, nhưng hôm nay nó lại mang không khí hiện đại. Nó đang từng bước đổi khác trong dòng chảy của thời gian. Mùa thu khẽ lướt qua từng góc phố, mang theo cái dịu dàng, thanh tao, cái mềm mại, duyên dáng. Bên khung cửa sổ nhà ai đó, em thấy có cô gái đang tư lự trong chút nắng cuối thu. Có lẽ thế anh ạ!Thu đang dần đi tới cái cuối của mùa, tới cái thời khắc giao mùa với chúa Đông. Khi những cơn gió heo may về trong nỗi nhớ. Cái lạnh đầu mùa thoáng qua khiến cho con người ta chợt bừng lên những khao khát và cảm xúc yêu thương. Thu mang bao điều kì lạ, khiến ta thêm phần hiếu kì, tò mò, cố gắng khám phá nó, nắm bắt lấy nó… Em cứ mải kiếm tìm thu trong dòng chảy của đam mê. Những vòng xe cứ thế lăn dài theo từng bước đạp dần gấp gáp của em. Em muốn níu giữ thu lại bên mình thật lâu, cho riêng mình em thôi. Một góc thu riêng trong trái tim em- có anh. Nồng ấm!Cảnh trí thu cứ mở ra trước mắt em đầy tình tứ. Thu Hà Nội vừa kiêu kỳ như tiểu thư đài các. Thu khoác trên mình chiếc áo vàng kiêu sa được dệt nên từ hàng ngàn chiếc lá, thêm chút long lánh của nắng thu phai, nhẹ lướt qua thành phố. Nhưng thu trong em cũng giản dị lắm, gần gũi và thân quen lắm: “Hà Nội mùa thu, nỗi nhớ cứ chơi vơi/ Để trong anh, trong em - Mùa thu dịu dàng lắm!” Đợt gió Mùa Đông Bắc về sớm, heo may như muốn len vào tận sâu trong mọi ngõ ngách của mùa thu. Em mải miết chạy theo nó. Heo may vờn nhẹ trên mái tóc rồi ve vuốt đôi má em… như bàn tay anh. Nhẹ nhàng, mát lành làm sao!Hương hoa sữa sực nức nơi cánh mũi. Em biết mình đã tới được con đường Nguyễn Du rồi. Anh còn nhớ không? Con đường ấy tối thứ bảy nào anh cũng đạp xe đưa em tới để thỏa sức ôm trọn mùi hương vào lòng, để hương hoa luồn qua mái tóc, ướp hương tóc em…Lòng em chùng xuống, lắng lại trong đêm. Một sự yên tĩnh lạ thường. Em như nghe được cả tiếng thời gian khe khẽ. Thu sắp qua!Em bỗng lạc vào trong cái thế giới riêng biệt của thu. Một thế giới âm thanh trữ tình, dịu dặt của “Thơ tình cuối mùa thu” từ căn gác nhà ai vọng xuống mà cảm giác như anh đang kề bên. Nhẹ nhàng, và mơ hồ quá!“Thời gian như ngọn gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại...” Đêm cuối thu, cái lạnh mơn trớn da thịt. Em xoa tay, xít xoa bên cốc trà nóng phía cuối vỉa hè đêm khuya. Trời đang trở mùa anh ạ!Những giai điệu cuối cùng của ngày khiến em chếnh choáng. Nỗi nhớ trong em về anh về mùa thu nơi anh cứ cồn cào da diết. Em yêu thu lại càng yêu anh biết mấy. Em vẫn khoác trên mình chiếc ao màu kem anh tặng. Ấm áp trong đêm sâu. Em nghe thành phố thở, nghe trái tim mình đập những nhịp nhớ thương. Bình yên…Trời bắt đầu sáng, em chia tay với đêm, những vòng xe đưa em về căn gác nhỏ. Em đã có một ngày thỏa sức bên thu. Anh có thể trách em “con gái không được đi một mình trong đêm lạnh như thế” vì “em biết anh lo cho em lắm không?” và em cũng chắc chắn rằng anh yêu thu như em nên anh mới hứa chắc chắn “lần sau muốn đi ngắm phố phường nhớ cho anh một vé nhé”!.. Những câu nói yêu thương của anh cứ vang vọng trong em.
Anh yêu em!
Bởi em chính là Hà Nội
Giản dị, đời thường
Giữa phố phường, đô hội
Anh vẫn nhận ra em.…..
Anh yêu em!
Hà Nội về đêm
Cho anh biết thế nào là nỗi nhớ
Ngọt ngào mùi hương... lan tỏa
Anh say.
Cuối thu, em nghe vang vọng đâu đây thanh âm của những ngày đầu đông sắp tới, chút heo may đã lặn lội tới bên thu. Bình yên, em nghe trái tim đa cảm đập rộn ràng. Con sóng yêu thương vẫn dạt dào vỗ mãi những cảm xúc mãnh liệt của cuối thu. Nồng nàn, da diết!

Tây An (Vnmedia)

Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2010

Người phụ nữ giữ phương thuốc gia truyền chữa bệnh chó dại


Đó là chị Lê Thị Thương (46 tuổi), trú ở xóm 5B, xã Nghĩa Mai, Nghĩa Đàn, Nghệ An. Người phụ nữ dân tộc Thổ này kế thừa được phương thuốc chữa bệnh chó dại cắn có từ 5 đời trước của nhà chồng truyền lại và đã cứu giúp được nhiều người khỏi lưỡi hái tử thần…
Chồng chị Thương là anh Trần Văn Thân là người "thừa kế" duy nhất phương thuốc chữa bệnh chó dại cắn của tổ tiên 5 đời trước truyền lại. Không may bị bạo bệnh, trước khi mất anh Thân đã nói bí mật của phương thuốc cho chị, với mục đích cứu người làm phước.
Chị Thương tâm sự: "Theo quy ước của tổ tiên thì phương thuốc chữa bệnh chó dại cắn mỗi đời chỉ được truyền lại cho duy nhất một người đàn ông có tấm lòng trượng nghĩa, làm phước cứu người. Song do lúc bị bệnh sắp qua đời, con trai tui còn nhỏ dại nên anh ấy (anh Thân) mới phá lệ giao cho tui để chờ sau con tui lớn lên truyền lại".
Chị cho biết, trung bình mỗi tuần có khoảng 3 người tới xin bốc thuốc, còn nếu vào mùa nắng nóng bệnh chó dại phát sinh, nạn nhân đến xin thuốc nhiều hơn. Mỗi ấm thuốc chữa bệnh chó dại cắn có 6 loại thảo dược hái từ rừng mang về phơi khô. Trong đó, có một loại gọi là cây "thuốc thầy", chất chủ đạo để trị độc của chó dại, chỉ mọc trong rừng sâu, hẻo lánh, rất khó kiếm được.
Thang thuốc sắc uống trong vòng 4 ngày là bệnh tiêu trừ. Người bị chó dại cắn có thể phát bệnh sau khoảng 2-10 ngày, nên cần phải được cứu chữa ngay. Để kịp cung cấp thuốc cho bệnh nhân, mỗi ngày chị đều tranh thủ lên rừng tìm thuốc đem về phơi khô dự trữ…
Đối với những người bị chó cắn mà không xác định được chó dại hay chó hiền thì chị Thương còn có một phương pháp để phân biệt. Xác định bị chó dại cắn chị mới bốc thuốc cho, hướng dẫn uống thuốc, ăn kiêng rất tận tình. Tận tình cứu giúp mọi người đã gần tròn 4 năm qua, nhìn lại hàng trăm trường hợp vẫn chưa có người nào bị chó dại cắn uống thuốc chị bốc cho mà không khỏi bệnh. Có không ít trường hợp tìm đến chị đã tím tái da thịt, mặt mày; thấy gì cũng sợ, ớn lạnh… Đó là lúc bệnh đã bắt đầu phát, song uống thuốc chị bốc cho chỉ 4 ngày là trở lại bình thường.

Đáng quan tâm, mỗi thang thuốc chị Thương chỉ đổi lại chai rượu gạo, hoặc một gói kẹo để lên bàn thờ cúng tổ tiên. Những người nghèo khó thì chị bốc thuốc cho không, từ chối không nhận lễ vật dù chỉ đơn giản như vậy… Hỏi chuyện láng giềng của chị Thương, ai cũng kể rằng, gia đình chồng chị rồi tới đời chị đều chữa bệnh chó dại cắn rất giỏi. Không riêng trong làng, trong xóm, nhiều người từ Thanh Hóa, Hà Tĩnh tìm tới chị cũng nhiệt tình cứu giúp…
Hiện nay, con trai của chị Thương là Trần Văn Thảo đã bước sang tuổi 17, cũng đã bắt đầu được chị truyền lại cho phương pháp chữa bệnh chó dại cắn. Chị thường căn dặn con rằng, tổ tiên để lại bài thuốc không phải cho con, cháu lấy đó mà kiếm lợi bất chính. Điều cốt yếu tổ tiên mong muốn là con, cháu cứu giúp người gặp hoạn nạn. Đó chính là cái tâm trong sáng của người thầy thuốc…
"Mình làm phúc cho con, cháu sau này thôi chứ lấy tiền của người ta sao đành. Tui nghĩ ở đời gieo nhân nào gặt quả ấy, mình làm phúc cứu người thì con, cháu mình có gặp hoạn nạn thì cũng được người khác cứu giúp" - chị cười nhân hậu…
Ngô Toàn

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2010

Người khai thác 'nuôi' người bảo vệ rừng


TP - Những người khai thác nguồn lợi từ rừng (thủy điện, nước sạch, khoáng sản, du lịch...) sẽ phải trả phí dịch vụ môi trường rừng (FES). Nguồn thu này dùng để chi trả cho chủ rừng và người bảo vệ rừng.
Sau 15 tháng thí điểm ở hai tỉnh Sơn La và Lâm Đồng, ông Francis A.Donovan - Giám đốc Cơ quan Viện trợ Phát triển Mỹ (USAID) - nhận định Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong ở Đông Nam Á trên mặt trận ứng phó với biến đổi khí hậu theo cách rất mới này.
Thủy điện Sê San 3, một trong những đơn vị đang hưởng lợi từ rừng đầu nguồn. Ảnh tư liệu. Chi trả dịch vụ môi trường rừng (FES) là một khái niệm rất mới trên thế giới trong khuôn khổ nỗ lực toàn cầu tìm kiếm các phương cách để chặn đứng tình trạng suy thoái và mất rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thu nhập tăng, tuần rừng nhiều hơn
Ông Francis A.Donovan nhận xét, thật tuyệt vời, sau 15 tháng thí điểm, tỉnh Lâm Đồng thu được 3,5 triệu USD (tương đương 65 tỉ đồng) phí dịch vụ môi trường rừng chỉ từ hai nhà máy thủy điện và một số Cty du lịch, công ty cung cấp nước sạch, để giúp bảo vệ 250.000 ha rừng đầu nguồn sông Đồng Nai - những khu rừng tự nhiên có tác dụng cung cấp nước cho các nhà máy thủy điện; cung cấp nước sạch cho bảy tỉnh thành, trong đó có TPHCM, ở hạ lưu sông Đồng Nai, và duy trì cảnh quan sinh thái cho kinh doanh du lịch.
Hơn một nửa số tiền này được chi trả trực tiếp cho 8.000 hộ tham gia bảo vệ 203.335 ha rừng, giúp tăng thu nhập năm 2009 của họ gấp 3,5 lần so với năm trước đó.
Theo ông Nguyễn Chí Thành, Đại diện Winrock International Vietnam - tổ chức trực tiếp triển khai dự án thí điểm, các dịch vụ môi trường rừng thực hiện trong giai đoạn thí điểm ở các tỉnh Sơn La và Lâm Đồng mới chỉ trên hai trong tổng số năm lĩnh vực. Đấy là bảo vệ đất và điều tiết nước; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học. Tiền FES được trả vào tài khoản của quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, tổ chức do nhà nước thành lập. Sau đó, quỹ chuyển tiền đến bên cung ứng các dịch vụ môi trường rừng.
Cũng trả lời Tiền Phong, ông Micheal Jenkins, Chủ tịch Forest Trends, thừa nhận ông rất ấn tượng về những gì được thực hiện ở Lâm Đồng: “Tôi thấy dân và chính quyền địa phương đều phấn khởi”.
Ông Kon Sơ Ha Vương, Phó Chủ tịch UBND xã Đa Nhim (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) kể, trước đây, thu nhập của mỗi hộ thực hiện chăm sóc, bảo vệ rừng là 2,3 triệu đồng/hộ/năm; nay, nhờ thực hiện chính sách thí điểm chi trả FES, giá khoán cũng như diện tích nhận khoán tăng, thu nhập bình quân từ tiền nhận khoán rừng của các hộ trong xã là 8,1-8,7 triệu đồng/hộ/năm. Nhờ đó, năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 15%, số vụ xâm hại rừng giảm một nửa so với năm 2008.
Ông Nguyễn Chí Thành cho hay, trước, người ta tuần rừng khoảng một lần một tháng; nay, một tháng, có người đi tuần mấy lần. Với kết quả này, “Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện chi trả các dịch vụ môi trường rừng”.

Chớ giục tốc
Ông Nguyễn Tuấn Phú, Văn phòng Chính phủ, cho biết, nhà nước sẽ can thiệp ở mức tối thiểu và đưa ra các quy định quản lý tài chính thoáng chưa từng có. Trong lộ trình thực hiện Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính, Chính phủ quyết tâm đảm bảo tiền thu được theo phương thức mới đến tay người chăm sóc và bảo vệ rừng nhanh và hiệu quả nhất.
Một trong những đột phá là Chính phủ sẽ cho thành lập các quỹ ủy thác tiếp nhận tiền của các bên hưởng dịch vụ FES. Không giống các quỹ khác, quỹ này không phải nộp tiền vào kho bạc nhà nước. Thay vào đó, quỹ thực hiện các bước đi thích hợp để chuyển tiền đến ngay những người hưởng thụ bao gồm chủ rừng và người tham gia bảo vệ, chăm sóc rừng.
Tuy nhiên, từ nay cho đến khi triển khai toàn quốc, còn rất nhiều việc phải làm. Chẳng hạn, theo ông Cẩm Văn Chinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, để thực hiện đầy đủ chính sách mới chi trả FES, cần sớm rà soát điều chỉnh chính sách giao đất, giao rừng. Chỉ riêng tỉnh Sơn La, với 156 xã có diện tích rừng là 379.272ha thuộc quyền quản lý của 52.000 chủ rừng, chi phí cho việc rà soát, điều chỉnh đã rất tốn kém tiền bạc và thời gian.
Tại Tây Nguyên tiên phong thực hiện thí điểm, ông Hoàng Sĩ Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, băn khoăn về việc chưa có quy định cụ thể về các hình thức xử lý, giảm trừ mức chi trả FES cho hộ nhận khoán bảo vệ rừng khi họ vi phạm hợp đồng nhận khoán.
Đơn vị chi trả FES cũng chưa yên tâm mặc dù họ thừa nhận ý nghĩa của việc bảo vệ, chăm sóc rừng đầu nguồn đối với các hồ chứa. Ông Nguyễn Trọng Oánh, Giám đốc Cty Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, cho biết, doanh nghiệp đã chi trả FES năm 2009 số tiền 24,34 tỷ đồng. Nộp số tiền lớn như thế, doanh nghiệp lo cơ chế chi trả FES lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam và chưa từng có tiền lệ ở khu vực, liệu có minh bạch;
Ngoài ra, còn có những vấn đề chưa rõ ràng khác như việc phân chia lợi ích giữa các bên liên quan thu được từ người mua dịch vụ, rồi mỗi khu rừng cung cấp chất lượng dịch vụ khác nhau. Đấy là chưa kể, nguồn thu dịch vụ mới chỉ tập trung vào các công trình thủy điện và các khu du lịch sinh thái dựa vào rừng, khiến quy mô quỹ còn hạn hẹp, v.v…
Chính sách chi trả FES là một trong những hướng đi chưa từng có ở Việt Nam. Nhiều người kỳ vọng, nếu tổ chức thực hiện tốt, sẽ giúp mục tiêu quy hoạch gần nửa diện tích quốc gia (47%) cho phát triển lâm nghiệp sớm thành hiện thực.
Không những thế, tại hội nghị quốc tế cũng về FES vừa tổ chức ở Hà Nội ngày 23 và 24-6 với sự tham dự của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, đại diện các tổ chức quốc tế đều nhất trí cho rằng các kết quả thử nghiệm sau gần hai năm thực hiện chính sách chi trả FES ở Việt Nam sẽ sớm được xem xét và áp dụng cho các quốc gia trong khu vực, trước hết là Thái Lan, Lào, và Campuchia. Đặc biệt, họ sẽ xem xét vai trò của chính phủ nên can thiệp đến đâu là vừa khi thực hiện chính sách rất mới này.
Chính vì thế, rất nhiều tổ chức quốc tế đang theo dõi chặt chẽ các bước đi tiếp theo của Chính phủ Việt Nam trong việc đưa chính sách chi trả FES ra quy mô toàn quốc. Trong bối cảnh ấy, có ý kiến cho rằng chính sách mới dù hứa hẹn mấy cũng không nên giục tốc mà bất đạt.

Quốc Dũng

Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2010

Năm Quốc tế về Đa dạng sinh học





Bạn có biết rằng con người là một trong hàng triệu loài? Hay chính xác hơn, theo ước tính của các nhà khoa học con người là một trong số 15 triệu loài đang sinh sống trên hành tinh. Trong khi dân số đang gia tăng một cách nhanh chóng thì phần lớn những loài động vật và thực vật lại đang ngày càng suy giảm.
Tổng cộng có 17.291 loài được biết đến đang có nguy cơ tuyệt chủng – Từ những loài ít được biết đến như thực vật và côn trùng tới các loài chim cỡ lớn và động vật có vú. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là phần nổi của “tảng băng trôi”, thậm chí có nhiều loài còn biến mất trước khi được phát hiện.
Đâu là lý do? Chính là hoạt động của con người. Với cách tiếp cận hiện nay của chúng ta đối với vấn đề phát triển, con người đã gây ra sự mất mát của hàng loạt các khu rừng nguyên sinh, các vùng đất ngập nước quan trọng của thế giới, suy giảm ba phần tư số lượng các loài cá trong tự nhiên và thải ra lượng nhiệt quá đủ để “giữ ấm” cho hành tinh trong vài thế kỷ tới. Con người đã làm gia tăng tốc độ tuyệt chủng của các loài gấp 1.000 lần so với tỷ lệ tự nhiên.
Hậu quả là, chúng ta đang làm gia tăng mối nguy hiểm do việc đánh mất những nền tảng cơ sở của sự tồn tại. Sự đa dạng của cuộc sống trên hành tinh được gọi là “Đa dạng sinh học”, nó cung cấp cho chúng ta thức ăn, thuốc uống, quần áo, nhiên liệu và nhiều, nhiều thứ khác. Bạn không nghĩ rằng một con bọ cánh cứng ở sân hay những bãi cỏ bên lề đường lại có những mối liên hệ cơ bản gì với bạn – nhưng nó có. Khi một loài bị biến mất khỏi sự sống, có thể sẽ gây ra những hậu quả tồi tệ.
Vì lý do này, Liên hợp quốc đã tuyên bố năm 2010 là Năm Quốc tế về Đa dạng sinh học. Đây là cơ hội để nhấn mạnh tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với đời sống con người, phản ánh những thành tựu của chúng ta về bảo tồn đa dạng sinh học và nỗ lực để giảm tỷ lệ mất đa dạng sinh học.
Chủ đề của Ngày Môi trường thế giới năm 2010 là “Nhiều loài – Một hành tinh – Tương lai chúng ta”. Chủ đề này một lần nữa kêu gọi cộng đồng cùng chung tay bảo tồn sự đa dạng của cuộc sống trên hành tinh. Một hành tinh không có đa dạng sinh học sẽ là một viễn cảnh thật ảm đạm. Con người và sinh vật cùng chia sẻ một không gian sống trên một hành tinh, và chỉ có bảo tồn sinh vật chúng ta mới tạo ra được một tương lai bền vững và thịnh vượng.
Ngày Môi trường thế giới năm nay là cơ hội để chúng ta huy động sức mạnh các nhân và tập thể ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của các loài sinh vật. Những nỗ lực của chúng ta đã cứu mốt số loài bên bờ tuyệt chủng và đã phục hồi một số sinh cảnh tự nhiên quan trọng của thế giới. Trong Ngày Môi trường thế giới, chúng ta hãy quyết tâm làm nhiều hơn nữa, nhanh hơn nữa để giành chiến thắng trong cuộc đua chống lại sự tuyệt chủng.
Nguồn: Tổng cục Môi trường Việt Nam
————————————————————–
Hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6/2010
(Bài tổng hợp của TS. Phạm Khắc Liệu - Trưởng khoa Môi trường - Trường ĐHKH Huế)
Những năm gần đây, Ngày Môi trường thế giới không chỉ còn là sự kiện của các cơ quan hữu trách, của những người làm việc trong lĩnh vực môi trường mà đã thực sự trở thành sự kiện thu hút mối quan tâm của đông đảo cộng đồng. Khi những vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu, ô nhiễm nước và không khí, suy giảm đa dạng sinh học,…đã len lỏi vào tận các ngõ xóm, gia đình, đã chạm đến tận từng người dân, thì Ngày Môi trường thế giới dần trở thành “Ngày Môi trường của mọi người” là điều dễ hiểu.
Lịch sử ngày Môi trường Thế giới
Trước hàng loạt biểu hiện ô nhiễm, suy thoái môi trường trong những năm 1960 và nhận thức được đó là những hậu quả tác động của con người, lần đầu tiên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã tổ chức Hội nghị với chủ đề “Môi trường con người” tại Stockholm (Thuỵ Điển). Hội nghị khai mạc ngày 5/6/1972. Ngay trong ngày khai mạc, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã được thành lập. Nhằm đánh dấu mốc thời gian quan trọng này, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 5/6 hàng năm làm ngày Môi trường thế giới. Liên Hợp Quốc muốn thông qua các hoạt động trong ngày này sẽ thu hút sự quan tâm của các chính phủ, các tổ chức và người dân trên khắp thế giới đối với công tác bảo vệ môi trường.
Theo thông lệ, mỗi năm Liên Hợp Quốc sẽ chọn một thành phố làm trung tâm tổ chức các hoạt động và đưa ra một chủ đề trọng tâm cho các hoạt động môi trường trong năm. Trong ngày này, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ có thông điệp gửi nhân dân toàn thế giới. Bắt đầu từ năm 1987, Liên Hợp Quốc đã phát động thêm Lễ trao giải thưởng môi trường “Global 500” nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức có nhiều đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Bắt đầu từ năm 1982, Việt Nam đã hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm ngày Môi trường thế giới, bằng cách chọn ra một địa phương làm nơi tổ chức các hoạt động trọng tâm cho cả nước, đồng thời phát động rộng rãi các chiến dịch, phong trào bảo vệ môi trường ở tất cả các tỉnh thành. Đặc biệt, lần đầu tiên ngày Môi trường thế giới 2001 đã được UNEP “phá lệ” chọn 2 thành phố chính (Torino, Ý và Havana, Cu Ba) cùng 2 thành phố kết nối (Huê, Việt Nam và Nairobi, Kenya) để tổ chức, phù hợp với chủ đề của năm là “Liên kết toàn cầu vì sự sống”. Trong gần 1 tuần (1-5/6/2001), thành phố Huế đã ngập tràn trong bầu không khí sôi nổi “môi trường”với hơn 30 hoạt động phong phú.
Ngày Môi trường thế giới 2010
Năm 2010 là năm Quốc tế về Đa dạng sinh học. Do vậy, UNEP đã lựa chọn chủ đề chính thức cho Ngày Môi trường thế giới năm 2010 là “Nhiều loài - Một hành tinh - Tương lai chúng ta” (Many Species. One Planet. One Future) và nước Cộng hòa Rwanda thuộc Châu Phi được chọn làm địa điểm tổ chức Lễ mít tinh quốc tế sự kiện môi trường quan trọng này.
Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm nay nêu lên những cảnh báo về sự suy giảm đa dạng sinh học với tốc độ báo động, một phần do quản lý chưa tốt và thiếu nhận thức về tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh học đối với sự tồn tại của xã hội cũng như sự thịnh vượng lâu dài của nhân loại. Con người và hàng triệu loài cùng sinh sống trên hành tinh, cùng chia sẻ sự sống và sự phát triển bền vững trong tương lai.
Ngày 9/4/2010 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2010 ở nước ta. Theo đó, tỉnh Quảng Bình sẽ được chọn đăng cai tổ chức Lễ mít tinh Quốc gia hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Năm Quốc tế về Đa dạng sinh học 2010. Đồng thời, ở các Bộ, ban ngành, đoàn thể, các tỉnh, thành phố sẽ tổ chức chiến dịch tuyên truyền vận động giáo dục cán bộ và cộng đồng chấp hành tốt Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, lồng ghép các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới với Tuần lễ Nước sạch và Vệ sinh môi trường, từ 29/4 đến 6/5, Ngày Quốc tế Lao động 1/5, Ngày Quốc tế Gia đình 15/5.
Ngày 29/4/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 2321/BGDĐT-KHCNMT hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 05/6/2010 trong hệ thống các cơ sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các viện nghiên cứu trực thuộc.
Các hoạt động hưởng ứng trong các cơ sở giáo dục bao gồm:
tuyên truyền, vận động, giáo dục cho cán bộ, giảng viên, giáo viên, học sinh và sinh viên chấp hành tốt Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, triển khai tốt các chỉ thị và nghị quyết của Đảng về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước;
tổ chức mít tinh và triển khai các hoạt động cụ thể, thiết thực hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới như làm vệ sinh môi trường trên địa bàn; trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc; sửa chữa, xây mới các công trình cấp nước sạch, công trình nhà vệ sinh;
lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục về nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm môi trường, của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế - xã hội và sức khỏe con người; hướng mọi người tự giác hạn chế sử dụng nguồn nguyên, nhiên liệu có phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gây biến đổi khí hậu; tạo thói quen tự giác tham gia các hoạt động, phong trào bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo như than đá, dầu mỏ, khí đốt; bảo tồn các động vật hoang dã.
treo băng rôn, panô, áp phích, khẩu hiệu tại trụ sở cơ quan làm việc, trường học nhằm nhắc nhở mọi người cùng hành động bảo vệ môi trường.
đưa tin, bài viết tuyên truyền về ý nghĩa của Ngày Môi trường thế giới trên các tạp chí, website của đơn vị.
biểu dương khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động bảo vệ môi trường.
.

Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2010

Dạy kiến thức Biến đổi khí hậu bằng... đề toán

.
Thay vì những đề toán bắn chim, săn thú có trong sách giáo khoa từ hàng chục năm nay, cô giáo Hoàng Thị Nho đã nghĩ ra ý tưởng xây dựng một bộ đề toán chuyên về bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

Những đề toán lạ!
“Nếu mẹ em có thói quen xách làn đi chợ thay vì đựng thực phẩm trong các túi nilon thì trung bình 1 ngày sẽ bớt được 11 túi nilon bị sử dụng. Hỏi trong 1 tháng, 1 năm nếu mẹ em có thói quen này thì sẽ bớt được bao nhiêu túi nilon thải ra môi trường? Và hãy thử tính toán nếu trong một khu phố có 1.200 người dân có các bà, các chị có thói quen tốt này thì một năm sẽ bớt được bao nhiêu kg túi nilon thải ra môi trường nếu biết rằng cứ trung bình 150 túi bằng 1kg túi nilon?”.


“Một văn phòng nhân viên có thói quen sử dụng máy điều hòa cả ngày. Nếu họ chỉ sử dụng 2 tiếng lúc thời gian nóng nhất trong ngày, hãy tính lượng điện mà văn phòng này tiết kiệm được trong một tuần, trong một tháng và một năm? Biết rằng mỗi tiếng sử dụng điều hòa tiêu hao mất 1.000W. Giả sử ở một huyện có 100 văn phòng biết sử dụng tiết kiệm và hạn chế sử dụng điều hòa theo cách trên, hãy tính lượng điện tiết kiệm được trong cả năm của huyện đó?”.

“Một trường học có 6 vòi nước. Cứ giờ ra chơi có 2 học sinh rửa tay và quên khóa vòi nước. Để nước chảy trong 45 phút. Hãy tính thời gian nước chảy lãng phí trong một buổi học, một tuần học, một tháng học và một năm học?”...

Trong 61 gian trưng bày tại vòng chung kết Ngày Sáng tạo Việt Nam 2010 diễn ra hôm 5-5, rất nhiều người tham quan triển lãm đã dừng lại ở gian trưng bày dự án “Đề toán về biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở và những hoạt động tiếp nối” để đọc những đề toán ngộ nghĩnh như thế. Những đề toán được viết to trên những tờ giấy xanh đỏ, đính trên những tấm nan tre, treo khắp gian hàng, cùng những bức tranh học sinh vẽ về môi trường. Chỉ thế thôi dự án đề toán cũng đã thu hút cả những chủ nhân gian hàng bên cạnh và ban giám khảo.
Cô giáo Trịnh Thị Quang, Hiệu trưởng Trường THCS Kiến Hưng, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông - Hà Nội kể lại, ngay sau khi cô trình bày đề án, một thành viên Bam giám khảo đã không kìm được cảm xúc của mình và thốt lên: “Hay quá! Độc đáo quá!”.

Ý tưởng này là của cô giáo Hoàng Thị Nho, giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội, người đã có kinh nghiệm nhiều năm trong việc giảng dạy cho HS mầm non. Chị Nho đã chọn trường THCS Kiến Hưng là nơi triển khai đề tài của mình. Trường THCS Kiến Hưng khá rộng, HS lại chỉ học một buổi nên có hẳn một buổi còn lại để tham gia các hoạt động ngoại khóa. Thầy cô giáo vì thế cũng rảnh rỗi hơn các trường khác, có thời gian để tập huấn về các đề toán rồi truyền đạt đến HS. Cô hiệu trưởng Trịnh Thị Quang cho biết, nhà trường đã đồng ý tham gia thực hiện dự án ngay sau khi được chị Nho trao đổi về ý tưởng này.


Khi trẻ em thay đổi nhận thức của người lớn
Không phải chỉ giám khảo vòng chung kết mới ấn tượng bởi những đề toán, mà ngay từ vòng loại, đề án Đề toán và BĐKH cho học sinh THCS và những hoạt động tiếp nối đã nhận được những đánh giá cao từ ban giám khảo. Trong khi bảy thành viên Ban giám khảo nhóm 3 của vòng loại đã phải tranh luận rất lâu về danh sách các đề án vào chung kết của nhóm, thì riêng đề án này thì lại có được sự thống nhất cao.

“Ngày xưa chúng tôi đi học, chỉ được biết đến những đề toán dạng như: “Trên cành cây có 5 con chim. Hỏi bắn mất một con thì còn mấy con?”. Những nội dung như thế, khi đưa vào đề toán, lại trở nên phản giáo dục, nó ngấm dần vào một thế hệ nay đã là những ông bố bà mẹ thói quen tàn sát động vật hoang dã, hủy hoại môi trường. Còn cách làm của đề án này thì ngược lại hoàn toàn.”, ông Dương Thanh An, Phó Cục Trưởng Cục bảo tồn đa dạng Sinh học – Tổng cục môi trường, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, thành viên ban giám khảo vòng loại nhận xét.

Và cách ngược lại ấy của chị Nho là khi soạn đề toán, sẽ lờ đi những hành vi kém, hạn chế, mà chỉ đưa những hành vi tốt vào nội dung đề mà thôi. Theo chị, nếu nói đến bảo vệ môi trường, HS có thể biết, nhưng BĐKH là một khái niệm khá trừu tượng. Chính vì vậy qua đề toán, hành vi của con người được lặp đi lặp lại nhiều lần, giúp HS có thể tính toán được, nhận thức được vấn đề, rồi hành động theo những hành vi nhỏ ấy và khuyên người lớn thực hiện theo.

Chị Nho lấy ví dụ trong đề toán về túi nilon, cô không hỏi mỗi ngày dùng hết bao nhiêu túi nilon, mà hướng HS đến nếu một ngày mẹ em dùng làn đi chợ thì sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền mua túi nilon. “Như vậy, tôi sẽ nhắc nhở HS là em có thể khuyên những người nội trợ như mẹ mình dùng làn đi chợ để vừa tiết kiệm được tiền túi nilon, vừa bảo vệ môi trường. Và sau này, khi các em trở thành người lớn, các em cũng nên xách làn đi chợ để tiết kiệm”, chị nói.

“Ngày xưa, người lớn hay giáo dục trẻ em phải làm theo mình, Nhưng ngày nay, trẻ em có thể thay đổi được nhận thức của người lớn. Khi đi với con, chúng ta sẽ không dám vượt đèn đỏ, không vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng. Vì nếu làm như vậy, những đứa trẻ sẽ thắc mắc ngay”, ông Dương Thanh An thừa nhận. Và khi tác động vào ý thức của trẻ em, cũng có nghĩa là đề án đã giáo dục được cả người lớn.


Cơ hội để nhân rộng
Đây không phải là lần đầu tiên cô giáo Hoàng Thị Nho nghĩ ra ý tưởng và phối hợp với các trường thực hiện, mà đã là lần thứ tư chị Nho đoạt giải Ngày Sáng tạo Việt Nam. Năm 2007, cô giáo Nho cũng đã giành giải của Ngày Sáng tạo Việt Nam về An toàn giao thông với đề án “Những tình huống chơi đóng vai theo chủ đề an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo”. Đề án được áp dụng thành công tại Trường Mầm non Đống Đa và Trường Mầm non Tuổi Hoa quận Đống Đa, Hà Nội.

Những đề toán độc đáo từ ý tưởng đến cách trình bày


Sang năm 2008, vượt qua hàng trăm đề án dự thi khác, dự án “Giáo dục nội dung an toàn thực phẩm cho học sinh bằng phương pháp dạy học dự án” của chị lại được Ngân hàng Thế giới tài trợ 215 triệu đồng để triển khai tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong và trường Tiểu học Nguyễn Trãi, quận Hà Đông.

Và năm nay, đối tượng mà chị Nho hướng đến không phải là trẻ mầm non hay tiểu học như những năm trước nữa, mà là HS THCS. Chị giải thích, với trẻ em mầm non và tiểu học thì khái niệm BĐKH hơi trừu tượng. HS THCS có khả năng biện luận tốt hơn, hành vi và thái độ của các em có tác động và ảnh hưởng tới cả người ít tuổi hơn và người lớn.

Tuy nhiên, theo chị, HS tiểu học cũng có thể áp dụng đề toán BĐKH này, nhưng ở mức độ đơn giản hơn. Ngay cả trẻ mầm non thì giáo viên cũng có thể áp dụng theo cách như: dùng dây lạt bó lại rồi cho các em đếm... Có nghĩa là với mức độ đề toán khó, dễ khác nhau, ý tưởng này có thể áp dụng được cho tất cả các cấp học.

Hai cô giáo Nho và Quang cho biết, đã triển khai thử một vài đề toán cùng những hoạt động ngoại khóa tại trường THCS Kiến Hưng và thu được kết quả tốt. Sau khi giải đề toán về túi nilon, HS của trường đã thực hiện cuộc phỏng vấn các bà nội trợ để tìm hiểu mức độ phù hợp các đồ dùng thay thế túi nilon, qua đó họ đã thu thập được nhiều ý kiến độc đáo, thậm chí người đặt câu hỏi còn chưa nghĩ đến.

Theo cô hiệu trưởng Trịnh Thị Quang, tháng 7 tới, trường sẽ nhận được số tiền tài trợ cho dự án là 262 triệu đồng. Đó là khoảng thời gian HS đã nghỉ hè, vì thế, dự án sẽ tập huấn kiến thức cho 40 giáo viên của trường. Việc triển khai giảng dạy đề toán BĐKH sẽ bắt đầu khi khai giảng năm học mới.

Sẽ có 40 đề toán như thế được xây dựng để giảng dạy ngoại khóa cho 528 học sinh của trường. Rồi những đề toán và những hoạt động củng cố sau mỗi đề toán ấy sẽ được tập hợp thành một bộ tài liệu và được gửi đến sở GD-ĐT của 63 tỉnh thành trong cả nước cùng 30 trường học khác.

Mặc dù đây mới là một thử nghiệm từ cấp dưới, nhưng những người thực hiện đều tin rằng, sau khi nó được triển khai thành công, sẽ có nhiều trường sử dụng tài liệu của họ áp dụng cho HS của mình. Và nếu có thể, những đề toán độc đáo ấy có thể được đưa vào sách giáo khoa áp dụng cho toàn quốc, thay cho những đề toán bắn chim, săn thú thuở nào...

(Thảo Lê - VietNamNet)
.

Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2010

Mẹ không thích đùi gà



Mỗi lần thịt gà, mẹ thường dành ăn phần đầu, chân, cổ, cánh rồi cả phao câu. Đùi, mẹ không ăn, vì “nạc, giắt răng lắm”


Như một thói quen, khi đĩa thịt gà chặt khúc được rắc lá chanh thái chỉ xanh ươm rồi bày lên mâm, bố gảy đũa gắp miếng lườn, em út chọn chỗ cánh sát nách gà thơm ngon, con thích chỗ lườn, vừa vừa thịt, còn mẹ nhận gặm đầu gà.

Bố, con, em út căm thù hai chỗ của con gà, đầu và cánh, toàn xương xẩu cứng nhắc, ăn ăn, mút mút mãi chỉ được chút da, mút cái đầu thì may mắn được cái óc. Ba bố con cũng chẳng bao giờ đụng đũa đến phao câu vì cho rằng nó mất vệ sinh dù được mẹ làm rất kỹ. Hễ miếng nào mấy bố con chê là mẹ ăn nhiệt tình, còn tấm tắc khen ngon. Vì thế, khi vớ được cái cổ, cái đầu hay phao câu, bố con tự động gắp vào bát mẹ.


Tại mẹ thích đầu, cổ gà nên suốt 20 năm trời, mẹ còn ấm ức. Hôm ấy, nhà bác Hóp hàng xóm có cỗ nên mang cho cả nhà một nửa con gà đã luộc. Mẹ xếp thịt ra đĩa, hối hả đi làm, không quên dặn hai chị em đến bữa trưa thì cơm nước trước rồi đi học và phần thức ăn, đậy lồng bàn cho mẹ. Bố là bộ đôi, công tác tận miền Nam. Cả tuổi thơ, con chẳng quen với bố. Mỗi lần về bố được nghỉ phép, con ôm búp bê mà bố mua cho, ngồi co ro ở hiên nhà, mẹ gọi cũng không vào.


Bây giờ, thỉnh thoảng, mẹ vẫn nhắc lại sự kiện ngày xưa ấy: “Trưa đi làm về, bụng đói, mở lồng bàn thì thấy hai đứa để phần một bát cổ, cánh, chân gà mà ứa nước mắt. Tối về hỏi thì nó ngơ ngác trả lời: Mẹ bảo thích ăn đầu gà mà”.


20 năm sau, mẹ vẫn nói thích khi được ăn cổ, cánh gà, kèm theo vài miếng thân gà ngon ngon, chứ tuyệt nhiên không đụng đến đùi gà. Chị em con giờ đã lớn, không tranh gặm đùi gà nguyên chiếc mà đồng ý để chặt đùi thành 3 khúc ngang. Chọn một khúc đùi bằng hai ngón tay đặt vào bát mẹ mà mẹ vẫn chối: “Nhiều nạc lắm, giắt răng”. Sau đó, mẹ đẩy miếng đùi vào bát của em út hoặc của con.

Ảnh minh họa


Phần đùi đúng là nhiều nạc thật nhưng lại ít giắt răng vì nạc ở chỗ đó là những thớ mịn, ngọt và mềm. Chỉ cần khéo dùng tay bóc thịt nạc dọc theo đùi, mẹ sẽ có những sợi thịt ngon ngọt và tơi. So với phần nạc ở sườn hay cánh gà thì rõ ràng, nạc chỗ đùi gà ngon nhất.

Con đã đủ lớn để suy luận mẹ bảo “đùi gà nhiều nạc, giắt răng” là không đúng. Con cũng đủ khôn để không phần mẹ toàn cổ, cánh dù mẹ một mực bảo thích. Con biết chọn những miếng ngon để phần mẹ dù rằng cuối cùng, mẹ lại để phần miếng ngon trong tủ lạnh, cho bữa cơm ngày hôm sau hoặc cho em út ăn với mỳ tôm vào bữa chiều, trước giờ đi học tối.

Mẹ không thích đùi gà vì một con gà chỉ có hai cái đùi, đủ cho hai đứa con. Giống mẹ, bố cũng chẳng ưa đùi gà. Con đã từng ước trở thành “kỹ sư gà” để lai ra giống gà 4 chân, đủ cho mỗi người trong gia đình ta 1 cái đùi. Nhưng con lại học kém môn Sinh, nên ước mơ chỉ là mơ hão.
Thế rồi con nghĩ rằng, cho dù có gà 4 hay 8 chân đi nữa , mẹ cũng không thích đùi gà vì chắc chắn, mẹ sẽ nhường lại cho các con. Tình yêu và sự hy sinh của mẹ sẽ chẳng bao giờ đổi thay.


Theo Trang Nhung (Dân Trí)

.

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2010

Tết trồng cây nhớ Bác


(Baonghean) - Cách đây hơn 50 mùa Xuân, Bác Hồ phát động "Tết trồng cây" đăng trên báo Nhân dân ngày 28-11-1959 với bút danh Trần Lực. Đây cũng là lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện 3 từ"Tết trồng cây". Chuẩn bị cho"Tết trồng cây" năm ấy, trước đó 6 tháng Bác đã khởi động với bài viết "Nông dân phải trồng cây chuẩn bị làm nhà ở" đăng trên báo Nhân dân ngày 30-5-1959.


Để làm rõ ý nghĩa của việc trồng cây, Bác khẳng định: "Trong đời sống vật chất có hai việc quan trọng nhất là ăn và ở". Người dẫn chứng cụ thể để nhân dân dân thấy rõ hơn: "Trước kia, bọn vua quan thì có gác tía lầu son, bọn địa chủ thì có cửa cao, nhà rộng. Nông dân lao động thì chỉ có lều tranh vách đất, thường không đủ che nắng, che mưa."Từ những so sánh đó, Bác nghĩ tới việc chuẩn bị cây giống cho "Tết trồng cây". Người động viên mọi người: "Ngay từ bây giờ, đồng bào nông dân phải bắt tay vào việc chuẩn bị vật liệu làm nhà. Mỗi người (trong mỗi gia đình, tính cả già, trẻ, gái , trai) phải trồng ít nhất là năm cây (cây xoan và các cây khác có thể làm kèo, làm cột). Và mỗi gia đình phải trồng một bụi tre". Bác phân tích ý nghĩa xã hội của "Tết trồng cây": "Trong mươi năm, nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta".


Đọc lại nội dung các bài viết của Bác Hồ về trồng cây, chúng ta càng thấm thía lời căn dặn của Người, sự quan tâm của Người từ những việc nhỏ nhất, cụ thể nhất đối với đất nước ta, dân tộc ta và mỗi người dân.

Từ "Tết trồng cây" đầu tiên cho đến lúc đi vào cõi vĩnh hằng năm 1969, Bác Hồ đã viết 10 bài cho báo Nhân dân về chủ đề trồng cây. Trong đó có 5 bài Người lấy tiêu đề "Tết trồng cây". Tuỳ từng thời điểm lịch sử mà Bác Hồ phát động "Tết trồng cây" mang tính thời sự về nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Năm 1959, thời điểm cả nước thi đua hướng tới kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng Lao động Việt Nam. Bác viết: "Bên đợt thi đua ấy, chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày "Tết trồng cây". Việc này tốn kém ít mà lợi ích nhiều". Người nhấn mạnh: "Đó cũng là một cuộc thi đua dài hạn nhưng nhẹ nhàng mà tất cả mọi người từ các cụ phụ lão đến các em nhi đồng đều có thể hăng hái tham gia".

"Tết trồng cây" năm 1963 trong không khí nhân dân miền Bắc hướng về miền Nam - thành đồng tổ quốc, Bác viết: "Tết trồng cây chẳng những có ý nghĩa kinh tế, mà còn có chính trị to lớn. Trong lúc bọn Mỹ-Diệm dã man bỏ thuốc độc phá hoại cây cối núi rừng ở miền Nam, thì ở miền Bắc nhân ta thi đua trồng cây gây rừng. Chỉ một việc đó cũng đủ làm cho người ta so sánh giữa hai chế độ ta và địch, và nhận rõ sự tốt đẹp của chế độ ta. Ta trồng cây cho ta và cho cả đồng bào miền Nam nữa".

Mùa xuân năm 1965, "Tết trồng cây" thứnăm. Mở đầu bài viết “Năm mới hãy nhiệt liệt tổ chức "Tết trồng cây", Bác dùng câu thơ mộc mạc nhưng khái quát ý nghĩa của việc trồng cây, gây rừng: Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Bác viết tiếp: "Tết trồng cây” bắt đầu phổ biến từ mùa xuân năm 1960. Vì lợi ích rõ rệt, cho nên nhân dân hăng hái hưởng ứng và ở nhiều nơi đã thành một phong trào quần chúng. Từ đó đến nay vừa 5 năm, miền Bắc nước ta đã trồng được hơn 375 triệu cây các loại. Ngoài ra còn có hơn 200 triệu cây bảo vệ đê ở vùng biển". Sau khi điểm lại một số địa phương có phong trào khá, Bác biểu dương những nơi mới vươn lên: "Có những tỉnh trước kia kém, nay chuyển khá, như Nghệ An, Sơn Tây". Bác lưu ý với các địa phương "Chúng ta đang chuẩn bị xây dựng nông thôn mới. Việc đầu tiên của nông thôn mới là xây dựng nhà ở cho đàng hoàng. Muốn vậy, thì ngay từ bây giờ phải trồng cây nhiều và tốt để lấy gỗ. Chỉ một việc đó đủ thấy cần phải đẩy mạnh phong trào Tết trồng cây... Năm nay, chúng ta sẽ kết thúc thành công kế hoạch năm năm lần thứ nhất và chúc mừng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hai mươi năm.. Đồng bào ta nên hăng hái tổ chức một phong trào Tết trồng cây thắng lợi (cố nhiên trồng cây nào phải tốt cây ấy) để làm món quà kỷ niệm xứng đáng với hai sự kiện ấy".

Năm 1969, trong bàiTết trồng cây cuối cùng, mở đầu Người viết: "Ngày nay, đồng bào ta ai cũng hiểu rõ trồng cây gây rừng có ích lợi to lớn cho kinh tế và quốc phòng. Vì vậy, Tết trồng cây là ngày mở đầu cho việc trồng cây suốt cả năm, đã trở thành một tục lệ tốt đẹp của nhân dân ta".

Không chỉ khởi xướng "Tết trồng cây" mà chính Bác Hồ luôn gương mẫu tham gia "Tết trồng cây".Năm 1960 "Tết trồng cây" đầu tiên Bác Hồ trồng cây đa tại công viên Bảy mẫu - tức công viên Thống nhất, nay là công viên Lê Nin - Hà Nội. Sáng mồng một tết Kỷ Dậu, 16-2-1969 tại xã Vật Lại, huyện Ba Vì, Bác trồng cây đa cuối cùng. Sự kiện này là nguồn động viên lớn lao đối với nhân dân ta, dấy lên phong trào Tết trồng cây đầu xuân đời đời nhớ ơn Bác.

Từ truyền thống Tết trồng cây, năm 1995 ngành Lâm nghiệp vinh dự được Thủ tướng Chính phủ quyết định chọn ngày 28-11 hàng năm là Ngày Lâm nghiệp Việt Nam.

Làm theo lời dạy của Người "Mùa xuân là Tết trồng cây", cùng với cả nước, những năm qua Nghệ An thường xuyên duy trì Tết trồng cây đầu xuân. Hơn 50 năm qua các tầng lớp nhân dân, các địa phương trong tỉnh đã trồng hàng chục triệu cây phân tán. Mỗi năm tết trồng cây từ 2-3 triệu cây phân tán và phát triển 10.000 đến 12.000 ha rừng tập trung. Công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng được cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể Mặt trân Tổ quốc các cấp quan tâm, góp phần quan trọng "vào việc cải thiện đời sống cho nhân dân" và môi trường sinh thái.

Năm nay, cả nước hướng tới kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, xin được nhắc lại lời dạy của Người trong bài viết Tết trồng cây cuối cùng: "Năm nay, chúng ta thi đua trồng cây cho thật tốt, phải bảo đảm trồng cây nào tốt cây ấy".
Làm được điều đó chính là chúng ta thực hiện tốt tư tưởng Hồ Chi Minh về Tết trồng cây: "Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân".


Phan Nguyễn

.

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2010

Cảm nhận từ một kỳ thi



QUYẾT TÂM THỰC HIỆN “KỲ THI SẠCH”

Những năm gần đây, từ “sạch” được dùng khá nhiều trên mọi lĩnh vực và được sự quan tâm sâu sắc của nhiều người, nhiều ngành, nhiều quốc gia; như cơ chế phát triển sạch (CDM), nước sạch, rau sạch, hoa quả sạch... thậm chí còn có cả quán “gà sạch”.
Trong lĩnh vực giáo dục, phong trào “hai không” cũng đã được phát động và triển khai sâu rộng. Chống tiêu cực trong thi cử là mong muốn có được “kỳ thi sạch”. Việc này muốn đạt được kết quả cao thì khâu tổ chức thi là một mắt xích quan trọng quyết định sự thành công của việc chống tiêu cực này.
Vào ngày đầu năm 2010, nhà trường tổ chức thi học kỳ 1 cho HSSV toàn trường. Đây là công việc bình thường được thực hiện vào mỗi cuối học kỳ. Tuy nhiên đợt này có một biểu ngữ đập ngay vào mắt và thấm sâu trong tâm khảm của Thầy và Trò trường ta, biểu ngữ này do các bạn trẻ ĐVTN của trường in ấn và treo lên ở vị trí trung tâm của trường để nhắc nhở chúng ta phấn đấu thực hiện tốt hơn: “HSSV trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An quyết tâm thực hiện tốt kỳ thi sạch”
Thực hiện “kỳ thi sạch” là một thành tích đáng tự hào, đã được khẳng định và thừa nhận của trường ta, việc sử dụng tài liệu hầu như không còn. Tuy nhiên sau mỗi buổi thi vẫn thấy bóng dáng tài liệu rơi rớt lác đác, mặc dù đó vẫn là “tài liệu sạch” chưa sử dụng mà một vài em “lận lưng quần” để yên tâm làm bài.
Thực hiện nghiêm túc “kỳ thi sạch” làm cho các buổi thi nhẹ nhàng hơn, các chị phục vụ hội trường cũng vơi bớt phần vất vả. Trò thì chuyển từ chuẩn bị tài liệu sang chuẩn bị kiến thức. Thầy thì chuyển từ “bắt tài liệu - lập biên bản” sang chờ thời gian để thu bài “sạch” (mặc dù vẫn còn cá biệt một số bài sạch đến mức nạp giấy trắng tinh). Tôi cảm nhận rằng trong mỗi buổi thi không còn phải “tra tấn” nhau nữa. Không khí phòng thi nhẹ nhàng hơn, tâm lý các em thoải mái hơn và vì vậy các em làm bài tốt hơn.
Khi được hỏi nhanh về tổ chức các kỳ thi, SV Nguyễn Thị Thanh lớp K3-01 ngành TCNH cho rằng: “Nhìn chung ở trường ta tổ chức thi nghiêm túc, tuy nhiên vẫn còn một số ít sử dụng tài liệu hoặc quay cóp của nhau”. Riêng kỳ này em đã thi 2 môn nhưng trong phòng không sử dụng tài liệu. Tuy nhiên vẫn còn trao đổi bài, đặc biệt là hỏi nhau về kết quả bài tập. Còn về đề thi em có nhận xét là mức độ kiến thức vừa phải, hoàn toàn nằm trong chương trình đã học và đảm bảo được bí mật. Được biết bản thân em trong 5 kì thi chưa bao giờ sử dụng bất kỳ một loại “phao” nào. Khi được hỏi em có đề xuất gì cho việc tổ chức kỳ thi thì em thẳng thắn rằng: “kỳ thi cần phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc hơn nữa để đảm bảo công bằng giữa HSSV tích cực học tập với những HSSV chây lười”
Còn HS Nguyễn Thị Hiền ở lớp KTTM K32 đã thi được đến kỳ thứ 3 có nhận xét các CBCT làm việc thật nghiêm túc, không thiên vị ai, không có hiện tượng gửi gắm trong thi cử. Còn có một số không nhỏ đạt kết quả thấp là do các em chưa xác định được ngành nghề mình đang học, chỉ xem đây là “nơi dừng chân tạm” trên con đường tìm kiếm tiếp thu kiến thức cho bản thân.
Đạt được những kết quả trên là cả một quá trình phấn đấu bền bỉ của Thầy và Trò trường ta. Tuy nhiên để có được kỳ thi thật sự “sạch” thì Thầy và Trò còn phải nỗ lực phấn đấu nhiều. Đâu đó vẫn còn hiện tượng nhìn bài của bạn, trao đổi bài dưới nhiều hình thức khác nhau. Thủ tài liệu trong người khi thấy có thể được là dùng... Mong rằng những hạt sạn nhỏ này sẽ được nhặt ra, gạt ra khỏi cái nền mà chúng ta đã tạo nên. Để rồi sạch kỳ thi, sạch ttrường, sạch xã hội và trên con đường tiến bước tương lai của các em luôn luôn có những kiến thức sạch./.
2/1/2010