![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjlbZWEorAnO2QfGaLozzFk6TnW2nZQCTPd1qN4t7K7-bYlSp1D3gdW3i5sG96R8NsPqeDZkgVRx1FFkmt04WhFod4F1Z45z7hoF2JEC77toaSthxVcAvbOJEHZX-MAOWGjXG8M8Sb-2Bk8/s400/six.bmp)
Thứ Hai, 29 tháng 6, 2009
Lịch sử ô kê
Như tất cả mọi thứ trên đời, hai chữ này cũng có lịch sử của nó. Và phần lớn lịch sử, như chúng ta đã biết, được hình thành khi nam nữ yêu nhau.
Ngày xưa, ở một quốc gia, có một cô gái yêu một chàng trai. Điều này tất nhiên chả có gì lạ vì giây phút nào đó trên trái đất chả có một cô nào đó yêu một anh nào đó. Vấn đề là ở chỗ cả thành phố không đồng ý tình yêu này vì anh chàng là da đen, còn cô nàng là da trắng.
Không đồng ý thì thôi chứ gì, nhưng thuở ấy người ta cư xử man rợ lắm. Họ lập ra một tòa án, xử tội đôi nam nữ, kết án tử hình cả hai.
Chết là chuyện thường, ngay cả chết vì yêu. Nhưng cái cách tòa án tuyên xử họ mới thật ác đức: đày hai anh chị ra một đảo hoang không có gì ăn cho chết đói.
Thế là một sớm tinh mơ, có chuyến tàu giương buồm đen lôi đôi tình nhân ra đảo. Cả thành phố trông theo vui vẻ vì nghĩ rằng họ sẽ phải chết khô.
Đôi nam nữ bị quăng lên miền đất hoang trơ trụi. Không hề có bếp, không hề có tiệm ăn và dĩ nhiên cũng chả có chi để bỏ vào mồm.
Nắm chặt tay nhau, họ dũng cảm đi tìm khắp đảo. Cho đến lúc sức tàn lực kiệt, họ cùng ngồi xuống và nguyện chết một cách vinh quang thì đúng lúc ấy cô gái nhìn thấy một khu vườn đầy cây kê mọc trên núi.
Ai chả biết, kê là một thực phẩm tuyệt ngon và tuyệt bổ dưỡng. Hạt kê mà rắc lên bánh tráng thì ăn ngon hơn cả hạt vừng. Cô bèn reo lên “ô kê”. Đôi tình nhân ôm nhau nhảy múa và ăn kê thỏa thích, da dẻ béo tốt hồng hào.
Hai tháng sau, dân trong đất liền mò ra đảo, tìm đôi tình nhân tử tội. Họ đinh ninh sẽ gặp hai bộ xương khô. Và họ vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy chàng trai và cô gái tươi trẻ tràn trề.
Bà con tức tối quá, bắt hai người lên tàu, chở ra một đảo khác, nơi chắc chắn rằng không có cây kê. Phen này cả hai phải lìa đời.
Đôi nam nữ lại lảo đảo dìu nhau tìm kiếm khắp nơi. Chẳng có gì cho vào mồm nhai được, mà từ hồi ấy cho tới tận hôm nay, loài người vẫn chưa phát minh ra thứ tình yêu chả cần ăn. Họ sắp chết thực sự, hai kẻ gầy nhom, chả cần dùng thuốc giảm béo.
Đúng vào giây cuối cùng, khi chàng trai bắt đầu xỉu đi thì cô gái nhìn thấy một đàn gà đen đang tung tăng trong rừng. Gà đọc là kê, còn đen đọc là ô, cô gái hét toáng lên: ô kê. Hai người bắt gà làm thịt ăn, và trở nên béo đẹp hơn lúc nào hết, từ đấy mới hình thành câu tục ngữ “gà đen chân trắng, mẹ mắng cũng ăn”.
Một tháng sau, dân thành phố mò ra đảo, cứ tin chắc sẽ gặp cảnh đồi thông hai mộ. Nào ngờ thấy đôi tình nhân đang nhảy múa reo ca, cả hai đều trắng vì ăn trứng gà bóc.
Bà con bèn đổi giận làm lành, vì nghĩ rằng trời không muốn cho hai kẻ như vậy phải chết. Họ tổ chức đám cưới cho đôi tình nhân, cả thành phố đến dự.
Trong đám cưới, có tiết mục chú rể hôn cô dâu. Nhưng chàng trai quá thấp, cô dâu quá cao, hôn vào cổ thì không hợp lệ. Đúng giây phút gay go đó, cha xứ hô lên “ô kê”, có nghĩa là phải kê một cái bục dưới chân chú rể. Thế là người ta vội vã thực hiện, và việc hôn diễn ra lãng mạn vô cùng.
Cả thành phố vỗ tay và cùng đồng thanh “ô kê”. Hai chữ đó tồn tại tới tận bây giờ theo nghĩa tốt.
Nguồn tin: Thanh niên
ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY (II)
Giá được một chén say mà ngủ suốt triệu năm
Khi tỉnh dậy, anh đã chia tay với nguời con gái ấy
Giá được anh hẹn hò dù phải chờ lâu đến mấy
Em sẽ chờ như thể một tình yêu...
Em sẽ chờ
Như hòn đá biết xanh rêu
Của bến sông xa, mùa cạn nước
Cơn mưa khát trong nhau từ thuở trước
Sắc cầu vồng chấp chới mé trời xa
Em sẽ chờ Anh
Như lúa đợi sấm tháng ba
Như cải vội đơm hoa, đợi ngày chia cánh bướm
Như cô tấm thương chồng từ kiếp trước
Lộn lại kiếp này từ quả thị nhận ra nhau
Em ở hiền, Em có ác chi đâu
Mà trời lại xui anh bắt đầu tình yêu với nguời con gái khác
Có phải rượu đâu mà chờ cho rượu nhạt
Có phải miếng trầu đợi trầu dập mới cay
Dẫu chẳng hẹn hò
Em cứ đợi cứ say
Ngâu có xa nhau, ngâu có ngày gặp lại
Kim- Kiều lỡ duyên nhau
Chẳng thể là mãi mãi
Em vẫn đợi...
vẫn chờ...
Dấu chỉ là huyền thoại một tình yêu
.
(Đoàn Thị Lam Luyến)
.
Thứ Năm, 25 tháng 6, 2009
BÀI HỌC ĐẠO ĐỨC
Trong giờ học đạo đức, thầy giáo kể rằng tổng thống Mỹ Washington hồi nhỏ có lần đã chặt nhầm cây anh đào của bố, nhưng sau đó vẫn mạnh dạn nhận sai lầm của mình và được ông tha thứ.
- Kết thúc mẩu chuyện, thầy hỏi:
- Em nào có thể cho thầy biết, tại sao bố của Washington lại không phạt con mình?
Cả lớp yên lặng suy nghĩ hồi lâu, cuối cùng Johny đứng dậy cả quyết:
- Thưa thầy, ông bố không dám phạt vì khi đó trong tay Washington vẫn còn cầm... cái rìu ạ!
(vnn)
Phát minh mới
.
Một kỹ sư máy tính vừa tạo ra được một chiếc máy có khả năng biết mọi thứ. Anh ta tự hào nói với người bạn của mình:
- Hãy hỏi nó bất cứ câu gì. Nó sẽ trả lời cho anh biết. Người bạn liền gõ câu hỏi vào chiếc máy:
- Bố tôi ở đâu? Màn hình máy chớp sáng liên tục và hiện ra dòng chữ: Bố của anh đang đi câu cá ở hồ Tây.
Người bạn lắc đầu: Làm gì có! Bố tôi đã mất cách đây 10 năm rồi cơ mà!
Viên kỹ sư rất bối rối. Anh ta chỉnh sửa một vài chỗ trên máy và đề nghị anh bạn hỏi lại theo một cách khác. Người bạn lại đánh:
- Chồng của mẹ tôi ở đâu? Một lần nữa màn hình chớp sáng liên tục. Rồi câu trả lời hiện lên:
- Chồng của mẹ anh đã mất cách đây 10 năm. Còn bố anh thì mới bắt được con cá nặng hai kg ở hồ Tây!
Thứ Tư, 24 tháng 6, 2009
AI THẤT TÌNH, THUA BẠC MUỐN TỰ TỬ MỜI VÀO
ẢNH VUI (II)
Thơ: "Học quên để nhớ"
Học Quên để... nhớ cho nhiều
Thứ Hai, 22 tháng 6, 2009
MỘT VÀI ẢNH VUI, XEM XONG CẤM CƯỜI - CHO MẤY CÂU BÌNH LUẬN CHƠI NHÉ
Những bài học về quản lý từ con vật
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiHJxqprLLjJRA1X0cfN5n7kHcIZC5LkYPm6Lqsh8XcGkaOYS_dVpECEUwY2W_zFcPSwI_8jEwYcMjrLRxADeW8oOalO5nRSgqrJVP9Wmz6QkxUosFZTLLe3S_-mWrQj2k0yhLU-NjFqovl/s400/dai+bang.jpg)
Thấy quạ ngồi trên cây cả ngày mà không làm gì, thỏ con hỏi:
- Tôi có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như anh không?
- Tất nhiên rồi! Sao lại không nhỉ? - quạ nói.
Vậy là thỏ con ngồi dưới đất nghỉ ngơi. Bỗng cáo già xuất hiện vồ lấy thỏ và ăn thịt.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjt0ZE1nbeZ629wdhY8xK2McWfNRpsVca2zsjLd0UUQr-FdTl4YTqipY4UIXy1aN2jpI13Sc9V-noxH48-6mvRK2FJMBWJT5UdDmDt1XS_GYQXfzNqhPGbbGBwB4RU_lDzW-uHB35bCw1bN/s400/tho.jpg)
Bài học 2:
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhafLb0HK6_comd5gR5AnCoWmolKkHm1D87dxBRJKON8JwSk0d2JhLgyahcJS-5UA91fYa5zMhrpwFJ62TZB7LON0pxLfljpjEcG782c4OC_G54-XlySFHxjIUkFlex4q2VidZ1rRFLlwwa/s400/bo+cau.jpg)
Bài học rút ra: “Thịt” nhân viên một cách hồ đồ không làm bạn trông thông minh hơn.
Bài học 3:
- Tôi muốn nhảy lên ngọn cây kia nhưng không đủ sức.
- Vậy thì rỉa phân tôi đi - bò tót khuyên.
Gà tây mổ phân bò tót ăn và thấy tăng lực, thật sự đủ sức để nhảy lên cành cây thứ nhất. Ngày tiếp theo, sau khi ăn một ít phân bò, gà tây nhảy được đến cành cây thứ hai. Cứ thế đến nửa tháng sau, gà tây đã lên tới ngọn cây. Không lâu sau đó, gà tây bị một bác nông dân bắn rơi.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhTFB8UuwbDCB7isEB8QYIub5-ND4cqlz3lYkb1q-0L0jRmZbkUBfKeQNVEjtMrcRlkkL0cPYnzDB71zsGt4Go_YBLZ-ubYFSTc7mvHBp0NvxBZJcG36PvYE-RQ9uBAm4Ex9SL9y3rAYUzM/s320/ga+so.jpg)
Bài học 4:
Một ông vua nọ do chán chuyện triều đình nên mua một con khỉ đem về. Con khỉ làm trò rất hay nên được vua sủng ái, đi đâu cũng mang theo, cho mặc quần áo, giao cả kiếm cho giữ. Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ. Có con ong bay đến đậu lên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, lấy kiếm nhắm vào ong mà chém. Đức vua băng hà.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiGuU6wl6b9XhypZV913aHYe5vjd5zCtOjM8dalnDbY_HOpCgwAlpo2ZZS_69KCgqiign-fd7pHsJ2MmUSn2B4Ts2WTiOIppqm_-eE-YwCaQgpdv4a52qxlXklW3DkGo20DKdjZDiAD_-WG/s320/khi.jpg)
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEicKulp90HlaIjc3zZ0b-XXIjcatmCdXj3O9SE4zSgaHHJ41Butto584O1zKnt2Kh4RYnhTjITDcmX5r6YZl6qrXTGZNwG9Hxi0515oMtDrtIRi-Fhy4hAy5VaIB_PPL5jJmq_COou0JT1y/s400/cheo+beo.jpg)
1) Không phải bất cứ ai vấy bẩn lên bạn cũng đều là kẻ thù.
2) Không phải bất cứ ai kéo bạn ra khỏi chốn bẩn thỉu cũng đều là bạn.
3) Khi bạn đang ở sâu trong chốn bẩn thỉu, hãy im lặng.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgJztRjUxNBhNlQs-fp2PumovdHXV0ivPiTgZWijO40E2DFwWqnO5P5AeRz0tW41waZyDIhTfakJ-Yreng6v7ftMg3bXy4tNOJ-bgY5_ji5B-phv0Yn-wAO9M0jiYDv_ng9wAUPoZWZxQOs/s400/cao.jpg)
Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2009
KIẾP LUÂN HỒI CỦA LÁ
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhomsh0sFmVTfvEL9RgC_uzf76Nscl9mIsVnCPxYG-eDfCN79YpzWoNtGnKkGyjiwOTMwuszdg_0JcwBTntoozwimhJjsPLS5KqGanxFGqvZMrwtKwpAg1npCDKhmJS6TcsevrktTMCF5cu/s400/la+cay.jpg)
- Gió ơi ! Cô gái là của ta, xin gió hãy đi đi.
Gió đáp :
- Anh chỉ sinh ra phần thân thể của cô gái thôi, còn ta mới là kẻ tạo nên tâm hồn cô gái. Thử hỏi cô gái trên tay anh bao lâu có biết cười biết hát hay không ?
Nghe gió nói thế, chàng trai biết mình thua thiệt. Người con gái của chàng giờ đã yêu gió mất rồi. Còn cô gái thì nghĩ, chàng trai cục mịch lạnh lùng, lại không biết mơn man yêu chiều cô như gió. Cô say sưa với tiếng đàn của gió mà quên đi chàng trai vẫn mải đợi chờ cô. Hết mùa xuân, rồi hết mùa hạ. gió không còn là gió nhẹ nhàng mà dữ dội cuồng điên. Cô bắt đầu cảm thấy mệt mỏi ê chề khi gió không bao giờ chịu yên để cô được nghỉ ngơi. Vào một ngày đầu thu, lá chợt giật mình thấy màu áo của mình vàng úa. Cô không còn đủ sức lực để nhiệt tình với gió, còn gió thì trách hờn nghĩ rằng cô muốn quay về với chàng trai, nên trút hờn ghen vào những phím đàn khiến cho nó trở nên gào thét chứ không còn là lời thì thầm nữa. Và cô đã chết trước khi mùa đông đến. chàng trai cô đơn và đau khổ một mình ngồi với đống đất sét nhào nặn hình hài người yêu trong mùa đông giá rét; Và chàng lại được nữ thần tình yêu ủng hộ biến thành cô gái, nhưng vụng về chàng lại bị gió cướp đi. Hết mùa đông này đến mùa đông khác, chàng nặn được bao nhiêu cô gái đều bị gió cướp đi bấy nhiêu, nên hễ đến mùa đông là lại thành kẻ cô đơn. Nữ thần mùa xuân thấy thế, động lòng trắc ẩn đã biến chàng thành một thân cây, và để cho cô gái được luân hồi thành kiếp lá trên cành cây…
====================
Tâm sự của cây
Cây than thở gió ơi đừng rung lá
Lá là của cây sao gió cứ dỡn hoài
Gió cười cười bí ẩn đáp cùng cây
Rằng tại lá muốn nghe lời của gió
Gió nói rằng cây chỉ sinh xác lá
Nhưng tâm hồn do nắng gió tạo nên
Cây sinh lá nhưng khô cứng lạnh lùng
Gió không về lá buồn im không hát
Nghe gió nói cây biết mình thua thiệt
Đành âm thầm dấu kín niềm yêu
Lá vô tư nghe lời gió phiêu diêu
Say ca hát suốt mùa xuân, mùa hạ
Rồi chợt nhận ra áo mình vàng úa
Lá giật mình thôi đã hết tươi xanh
Gió hết nhẹ nhàng, thổi sang khúc cuồng điên
Làm giông bão quật lá vàng tơi tả
Mùa đông đến cây âm thầm trong lạnh giá
Đứng một mình thương nhớ lá khôn nguôi
Nữ thần mùa xuân hiểu nổi khổ thân cây
Nên để lá được luân hồi kiếp lá
Mùa xuân sang lộc trẩy đầy cành tía
Lá xanh mơn man gió lại tìm về
Hỡi lá ơi ! xin lá nghĩ lại đi
Cây yêu lá, chỉ vụng về không biết nói.
Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2009
HOA GẠO
Anh như người khách lạ tới vãng laị
Theo ghi chép trong lịch sử Trung Quốc thì vua Nam Việt là Triệu Đà đã tặng một cây gạo cho vua của nhà Hán vào thế kỷ 2 TCN, từ đó Trung quốc mới có hoa gạo
======================
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhQTnGV6I-3h0YanK3yyqeKUmjfamGa7b6Js-RE-14TQVAQkmd52VcgMGTSiEgOvAYPZXS3DNm-LY6QOFJGUOKYMwb7WIGrIdVkKaU9t7muXTOM9YAn50O6ybERy_1ShxFqx5G46ODz3cpp/s320/hoa+gao2.bmp)
Ở các vùng đồng bằng miến Bắc nước ta, đầu làng thuờng có trồng cây đa và cây gạo. Theo quan niệm của dân làng, trồng cây đa để đón thần linh về phù hộ cho dân làng, còn trồng cây gạo thì ma làng sẽ về để bảo vệ làng mình khỏi bị các làng khác tranh chấp. Vào độ cuối những ngày rét, cây gạo bắt đầu trút lá, khi chỉ còn trơ trọi những cành cây khẳng khiu thì những nụ hoa bắt đầu nhú. Hoa gạo rơi là cả một trời thơ mộng, có lẽ nhờ vậy mà với trẻ con thì bất chấp cả “ma cây gạo” vẫn cứ ham hố những trò chơi với hoa gạo. Thiếu nữ thả hoa gạo xuống dòng sông xanh để uớc mơ cho mình gặp được người anh hùng; vô tư hơn, đám trẻ con nhặt hoa gạo thổi tung lại lên trời để làm chong chóng…
==============
3. Đẹp đẽ thơ mộng là vậy, nhưng người đời còn biết đến cây gạo với giá trị làm thuốc của nó:
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhDE8KAXpzJBjKd_2cGm_xS2QpXc0Lnr3jd28mBGHr2Q0uQtlxs2Dh6b1yYFOHXxqBBtHY4AmZVGj9UhgjwAqc870rW4vBJb7y82Adoas0aUA-wH71cncuWSH1OvN3lO59BmsA-FkpD6i5g/s400/hoa+gao+4.jpg)
Theo dược học cổ truyền, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, đi lỏng, kiết lỵ, đau khớp cổ chân và khớp gối, viêm loét ngoài da, chấn thương do trật đả...Hoa gạo vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết, thường dùng để trị đi lỏng, kiết lỵ, băng huyết, viêm loét, nhọt độc, xuất huyết do chấn thương...Rễ gạo vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, se vết thương, thường được dùng để chữa viêm loét dạ dày, kiết lỵ phân có máu, lao hạch, sưng vú sau khi sinh con, tổn thương do trật đả.
Một số bài thuốc:
- Viêm khí phế quản cấp tính: Rễ gạo 30 g sắc uống.
- Ho khạc nhiều đờm do phế nhiệt: Hoa gạo 15 g, ngư tinh thảo (rau diếp cá) 15 g, tang bạch bì 10 g, sắc uống.
- Nôn ra máu: Hoa gạo 14 bông, thịt lợn nạc 100 g. Hoa gạo rửa sạch, thái nhỏ; thịt lợn thái miếng. Hai thứ nấu canh ăn.
- Ho ra máu: Hoa gạo 14 bông sắc kỹ, chế thêm một chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.
- Viêm loét dạ dày: Rễ, hoa hoặc vỏ thân cây gạo 15-30 g, sắc uống. Hoặc: Rễ, hoa hoặc vỏ thân cây gạo 30 g, rễ cây lưỡng diện châm (Zanthoxylum nitidum) 6 g, sắc uống.
- Lỵ trực khuẩn, viêm ruột và dạ dày cấp tính, đi lỏng, đại tiện ra máu: Hoa gạo 60 g, sắc kỹ, chế thêm một chút mật ong hoặc đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Hoặc: Hoa gạo 15 g, kim ngân hoa 15 g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 15 g, sắc uống. Hoặc: Hoa gạo 15-30 g sắc kỹ, chia uống 3 lần trong ngày.
- Sưng đau vú sau khi sinh con: Hạt cây gạo 10 g, sao vàng sắc uống.
- Trẻ em sốt cao vào mùa hè: Hoa gạo 6 g, sắc kỹ, chế thêm chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.
- Viêm khớp mạn tính, đau lưng và đau gối mạn tính: Rễ gạo 30-60 g, sắc hoặc ngâm rượu uống. Hoặc: Vỏ thân cây gạo 15 g, sắc kỹ, bỏ bã, chế thêm một chút rượu vang, chia uống 2 lần trong ngày.
- Tiểu tiện không thông: Chất gôm cây gạo 10 g, kim ngân dây 20 g, hạ khô thảo 20 g, sắc với 750 ml nước, cô còn 300 ml, chia uống 3 lần trong ngày.
- Sưng nề do chấn thương: Vỏ thân hoặc rễ cây gạo ngâm rượu xoa ngoài hoặc giã nát đắp vào vị trí tổn thương. Hoặc: Vỏ thân cây gạo 100 g, củ nghệ vàng già 100 g. Vỏ gạo cạo bỏ vỏ bẩn ở ngoài, băm nhỏ, giã nát với nghệ thái mỏng, dùng dấm thanh và rượu cho vào sao rồi chườm hoặc đắp vào vết thương khi còn nóng.
- Ngứa vùng hậu môn sinh dục: Vỏ thân cây gạo sắc lấy nước ngâm rửa nơi bị bệnh.
- Trĩ xuất huyết: Hoa gạo 20 g, quyển bá 10 g, hòe hoa 15 g, sắc uống.
- Bong gân: Vỏ cây gạo 16 g (cạo bỏ vỏ ngoài, sao rượu), lá lốt 16 g (sao vàng), sắc với 750 ml nước, cô còn 250 ml, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc: Rau má tươi, vỏ thân cây gạo tươi, vòi voi tươi và bồ công anh tươi, bốn thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, bó vào nơi bị bệnh.
- Gãy xương: Sau khi nắn chỉnh ổ gãy, dùng vỏ rễ cây gạo tươi rửa sạch, giã nát, bó vào vị trí gãy xương, 2 ngày thay 1 lần.
(theo ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống)
Thứ Năm, 18 tháng 6, 2009
Thập nhị quyền của quan tham
Chức có người bầu
Mầu có người gói
Nói có người nghe
Đe có người sợ
Dở có người khen
Hèn có người giấu
Nhậu có người bao
Khao có người góp
Họp có người ghi
Chi có người bù
Tù có người chạy.
SMS Đong Đưa Cưa Cẩm....
Thứ Tư, 17 tháng 6, 2009
Sự nguy hiểm mang tên “trúc đào”
Có lẽ bị cuốn hút vì màu hoa đỏ đẹp đến nao lòng của cây trúc đào mà người dân cả nước đã quên đi đây là một loại cây cực độc.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgYUinz6koL2Isvr7fTA4A5SJv8L_SMGV5t4jwBThSUXv6aU_OqW787flUyAN9yGtJzn2l6F33Diz2SdrIu89OifeOrxNbvCJZbSWtNTIcQr5-s6wOG__661n66uzgG8UTXuJWvZ8M8yxnd/s320/hai-truc-dao-3609a.jpg)
Tại TPHCM, cây trúc đào đã đứng đầu trong danh mục các loại cây cực độc mà UBNDTP cấm trồng. Ở TP Vinh cây trúc đào được trồng trên đại lộ Lê Nin và một số công viên, nhiều cây đang nở hoa đỏ rực, trời nắng nóng nên nhiều người đi đường tranh thủ nép dưới tán cây vừa cho mát, vừa được nhìn hoa đẹp đồng thời hái hoa bẻ cành.
Theo tài liệu khoa học, trẻ em chỉ cần ăn phải một lá cây trúc đào có thể dẫn tới tử vong. BS Nguyễn Thị Anh Đào, Bệnh viện ĐHY dược TPHCM cho biết: Khoa Cấp cứu của bệnh viện này cũng đã cấp cứu nhiều trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào. Tuy nhiên, do các trường hợp đều chuyển đến kịp thời nên hậu quả không nghiêm trọng.
Theo Y học, mọi phần trên cây trúc đào đều độc. Không cần phải dính mủ trúc đào mà chỉ cần vô tình hít phải khói từ cây trúc đào bị đốt cũng gây ra vấn đề. Rắc rối cũng xảy ra khi sử dụng cành cây để xỉa răng hoặc uống nguồn nước mà các bông hoa đã rụng xuống... Ngộ độc và các phản ứng đối với trúc đào rất là nhanh, đòi hỏi phải có sự chăm sóc y tế ngay lập tức khi nghi ngờ (hoặc đã biết) là ngộ độc trúc đào ở cả người lẫn động vật.
Lương y Đinh Công Bảy, tổng thư ký Hội Dược liệu TPHCM cho hay: Cây trúc đào, đào lê, tên khoa học Nerium Oleander L, thuộc họ trúc đào (Apocynaceae). Trong các bộ phận của cây đều chứa chất nhựa màu kem, vàng ngà rồi hóa lục. Trong nhựa này có các glucosid độc, chủ yếu là oleandrin (còn gọi là neriolin) với tỷ lệ 0,7 - 1 phần nghìn. Đây là chất có tác dụng mạnh đối với tim, nếu dùng đúng liều quy định thì có tác dụng trợ tim, nếu dùng quá liều thì sẽ ngộ độc.
Sau khi chất độc vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng: Nôn mửa dữ dội, sau đó người mệt lả không muốn nói năng cử động gì, có khi nhức đầu, chóng mặt đau bụng. Ngộ độc nặng hơn thì có thể trụy tim, tụt huyết áp, hôn mê rối loạn nhịp tim. Ngộ độc quá nặng sẽ dần dần thiếu ôxy lên não. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Không ai cảnh báo
Một thực tế là người dân rất vô tư với những bụi cây trúc đào được trồng mọi nơi, thản nhiên bẻ hoa tặng cho con, tặng bạn. Trong công viên một đôi bạn trẻ đi dạo, người bạn trai thản nhiên hái hoa tặng cho bạn gái, hỏi anh ta sao lại tặng hoa độc cho bạn mình anh ta hồn nhiên: “Cây này mà độc người ta đã không làm thơ, làm nhạc ca ngợi nó. Thật sự nếu có độc thì độc tố nằm ở đâu, chứ không có nằm ở hoa đâu!”.
Đã đến lúc các nhà chức trách cần phải cảnh báo khả năng gây độc của loài cây này, chỉ cần vài lá của nó cũng đủ giết người. Ở các nước khác, cây này bị cấm đưa vào trồng ở khu vực công cộng...
Lưu ý, chất độc của cây trúc đào không bị phá hủy khi đun sôi hoặc qua quá trình phơi khô sấy. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước...) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước. (Lương y Đinh Công Bảy - Tổng thư ký Hội Dược liệu TPHCM)
Thứ Ba, 16 tháng 6, 2009
Gió lào - một "đặc sản" xứ Nghệ
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiHOK1l7JABZJnBtfMZeqFprU7GARjWbY2MBeiOMs2ZUQj5qz4FtGM0oo9aA-6aOoZamOlmPt5r0dZMPx3Uxxr88WytWstPtWEcVrv_A7qZIgdT1h8i_k1jmEwdpt0Wn5m10g83x6rVLs-q/s400/nghe+an.jpg)
Gió Lào đâu chỉ có ở Nghệ An. Đây là một hiện tượng thời tiết đặc biệt của Việt Nam nói chung và miền Trung nói riêng. Đây là một cách đặt tên cho gió theo tên địa phương nơi xảy ra hiện tượng. Theo các nhà chuyên môn, đây là gió phơn Tây Nam khô nóng được hình thành từ Vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Camphuchia và Lào, khi tiếp cận dãy Trường Sơn thì gió tăng tốc, vượt qua và tràn vào Việt Nam. Ấy vậy mà người dân Nghệ An lại được đóng đinh với luồng gió ngoại nhập này. Trong các bài viết, hay đề tài về người Nghệ, tính cách Nghệ người ta đổ lỗi một phần là do khí hậu nắng khét mặt mưa ngập đầu, trong đó gió Lào đóng góp một phần không nhỏ. Thế nhưng từ ngọn gió Lào quạt lửa ấy bao nhiêu anh hùng giải phóng dân tộc đã sinh ra, bao nhiêu nhà khoa học đã thành danh, bao nhiêu hồn thơ đã cất cánh. Ngẫm lại cứ thấy nao nao trong lòng, cái cảm giác buồn, vui hay tủi tủi kiểu tự ti tôi không định hình được. Có một nhà thơ nào đó đã viết:
... Em mới về em chưa hiểu gì đâu
Gần đây, có một nhà khoa học đã nảy sinh ý tưởng “khống chế” gió Lào. Và cái ý tưởng tưởng chừng như là hão huyền, nói ra chỉ để gây sốc ấy lại đang là mục tiêu của một dự án khoa học đang trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện. Ngọn gió khô nóng đặc trưng của mùa hè Nghệ An sẽ biến mất, nhường vào đó là khí hậu mát mẻ, ôn hoà lý tưởng như Sapa, Đà Lạt...PGS.TS Nguyễn Việt Cường, Giám đốc Trung tâm Vật liệu và Môi trường khắc nghiệt - Viện Cơ học Việt Nam, chủ nhân của dự án chế ngự gió Lào đã nắm được bản chất của gió Lào sở dĩ rất khô nóng vì đã trút hết hơi ẩm bên Lào, khi sang Việt Nam lại tăng nhiệt độ do đi qua vùng đồi trọc, núi đá. Những trận gió này làm khí hậu mùa hè ở vùng Bắc Trung bộ và nhất là Nghệ An trở nên cực kỳ khắc nghiệt, làm tăng chi phí sinh hoạt, giảm hiệu suất công việc và khiến các nhà đầu tư ngần ngại. Đó là những lý do để nhà khoa học làm biến mất gió Lào bằng cách tăng độ ẩm và giảm nhiệt độ trong không khí.
(theo Nguyễn Hồng )
Làm mát gió lào
Giảm nhiệt bằng lúa ngắn ngày
Đề tài nghiên cứu làm mát gió Lào đã được các nhà khoa học HIMTECH triển khai từ năm 1992. Nói về bản chất gây khô nóng của gió Lào, PGS.TS Cường cho biết, gió Lào thực chất là gió Tây Nam. Khi gặp vật cản có độ cao, gió Tây Nam sẽ trút hết độ ẩm bên Lào, khi sang Việt Nam lại tăng nhiệt độ do đi qua vùng đồi trọc, núi đá. Gió Lào thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 9, cao điểm vào tháng 7. Nhiệt độ phổ biến ở mức 37 đến 38 độ C, có thời điểm lên đến 42 độ C. Những trận gió này làm khí hậu mùa hè ở Bắc Trung Bộ trở nên khắc nghiệt.
Theo PGS.TS Cường, biện pháp làm hồ và biện pháp trồng cây là cần thiết nhưng nếu chỉ từng biện pháp độc lập thì hiệu quả không rõ rệt. Trên cơ sở những nghiên cứu của thế giới về hiệu quả hấp thu nhiệt qua ba tầng lá và đặc biệt là hiệu quả của lúa hè thu (có thời gian sinh trưởng trùng với thời gian gió Lào từ tháng 4 đến tháng 9), các nhà khoa học của Trung tâm đã chọn biện pháp đột phá là phát triển mạnh diện tích trồng lúa hè thu ngắn ngày (từ 90 đến 105 ngày) vừa tăng độ ẩm, vừa hấp thụ nhiệt trong những ngày gió Lào.
Hiệu quả sẽ cao nhất khi lúa hè thu trưởng thành có ba lớp lá, có khả năng hấp thụ trên 90% năng lượng mặt trời trong những ngày gió Lào. Tăng dần độ ẩm cũng đồng nghĩa với việc khí hậu bớt khô nóng, khắc nghiệt. Với việc phát triển gần 56.000 ha lúa nên số ngày có gió Lào đã giảm 2/3 (từ 30 ngày xuống còn 10 ngày).
Tạo điểm nghỉ mát trên “sa mạc”
Cùng với biện pháp trồng lúa hè thu, PGS.TS Cường và nhóm nghiên cứu còn đề xuất biện pháp tăng diện tích mặt nước, rừng cây, sử dụng pin mặt trời để hấp thu nhiệt.
Cũng từ đề xuất của HIMTECH, từ năm 2005 đến nay, tỉnh Nghệ An tiến hành khảo sát, xây dựng gần 40 hồ chứa nước các loại. Đồng thời phê duyệt hai dự án ứng dụng công nghệ giảm thiểu gió Lào ở cửa khẩu Thanh Thủy ( huyện Thanh Chương) và Mường Lống (huyện Kỳ Sơn).
Theo PGS.TS Cường, Thanh Thủy có độ cao gần 1.000m, khí hậu ôn hòa. Khi xây dựng khoảng năm hồ chứa nước dọc theo sông Rộ theo hướng đi của gió Lào sẽ làm cho những cơn gió đi qua địa phận này đưa hơi nước qua các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc và TP. Vinh. Bên cạnh đó, các hồ làm từ cao xuống thấp nên có thể làm thủy điện và hồ chứa cho nông nghiệp.
Còn Mường Lồng cũng có độ cao hơn 1.700m có không khí và nguồn nước tốt, rất thích hợp làm khu di lịch. Hiện tỉnh đã hoàn thành gần 200km đường lên các vùng du lịch.
“Dự án du lịch ở Thanh Thủy, Mường Lồng không chỉ giúp phát triển kinh tế các địa phương này mà còn làm thay đổi khí hậu của cả tỉnh Nghệ An”, PGS. TS Cường nhấn mạnh.
Cũng trong thời gian tới, HIMTEC sẽ phối hợp với chính quyền Nghệ An và chính quyền tỉnh Bôlykhămxay (Lào) xây dựng khoảng 10 hồ chứa nước, tăng diện tích rừng, tạo điểm du lịch cho các vùng lân cận của Lào. Đây là biện pháp nhằm giảm thiểu gió Lào ngay trên nước Lào và giúp nước bạn Lào phát triển du lịch.
Theo Báo Đất Việt