Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Tập bản đồ phát thải khí CO2



Tập Bản đồ toàn cầu về CO2 - Tác nhân ô nhiễm không khí chủ yếu – vừa được công bố trong tháng 11/2013
      Đây là kết quả nghiên cứu của Dự án Global Project với sự tham gia của nhiều vin nghiên cứu và các các nhà khoa học khắp thế giới thông qua thu thập dữ liệu, quan sát, lập mô hình và phân tích giải đoán. Phiên bản đầu tiên của Tập bản đồ này cho phép lần ngược lại lịch sử phát thải carbon liên tục từ năm 1960 cho tới 2012. Thông tin thu thập và phân tích dựa vào số liệu của 216 quốc gia trên thế giới.
  Tổng phát thải carbon năm 2012 toàn cầu là 35444 MtCO₂ (đơn vị Triệu tấn. Chuyển đổi từ carbon dioxide (CO2) sang carbon (C) sử dụng công thức tính: 3.67 Mt CO2 = 1 Mt C), trong đó năm nước và khu vực phát khí thải nhiều nhất là Trung Quốc 9628, Hoa Kỳ 5122, Châu Âu 5938, Ấn Độ 2241 và Nga 1803. Cả Bắc Mỹ (gồm Hoa kỳ, Canada và Mexico) chỉ có 6104, hơn châu Âu chỉ khoảng 200 Mt và vẫn còn thấp hơn nhiều so với Trung Quốc.

  Năm quốc gia hàng đầu là

1. Trung quốc (9628 Mt)

2. Hoa Kỳ (5122)

3. Ấn Độ (2241)

4. Nhật bản (1255)

5. CH LB Nga (1803)

  Năm 1960, tổng lượng phát thải carbon được ước tính là 9420 Mt, lúc đó dẫn đầu là Hoa kỳ với 2890 trong khi đó Trung quốc chỉ có 781, thấp hơn cả Đức 815 và LB Nga 899. Cho tới 2005, tổng lượng phát thải thế giới là 29674 Mt, Trung quốc đã vươn lên xấp xỉ gần bằng Hoa kỳ (5790 / 5826).
Trong bảng xếp hạng các quốc gia phát thải trên 100 Mt, Việt Nam được xếp hạng 32 với 164 Mt, chỉ sau sau Thái lan (20/ 323 Mt), Malaysia (26/ 216) còn lại đều cao hơn các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

  Đáng chú ý là phát thải carbon liên quan tới thay đổi hình thức sử dụng đất. Tính tới 2010, thì các nước Nam Mỹ vùng nhiệt đới đứng hàng đầu, với tổng lượng phát thải do thay đổi sử dụng đất là 1270 Mt, thứ nhì là vùng Đông Nam Á với 1164 Mt. Cho thấy hai vùng này việc thay đổi bề mặt, cách thức sử dụng đất đã đóng góp vào lượng phát thải carbon đáng kể. Trong khi đó, các quốc gia đang có lượng phát thải cao lại có xu hướng thay đổi các hình thức chuyển đổi sử dụng đất thích hợp hơn, đóng góp và việc giảm lượng phát thải, đó là kiểu sử dụng đất xanh, tăng trưởng xanh. Như Hoa kỳ -152.9 Mt, LB Nga cũ - 542.9, kể cả Trung quốc -392.8, vùng Đông Á - 159.5.

  Với công bố tập bản đồ phát thải khí CO2 trên toàn thế giới từ 1960 tới 2012 cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về biến đổi khí hậu, các vùng các quốc gia đã và đang đóng góp vào các thay đổi của khí hậu toàn cầu trên khía cạnh khai thác tài nguyên như thế nào.
 

Hình 1: Phát thải CO2 năm 1960
Hình 2: Phát thải khí CO2 năm 2005
Hình 3: Phát thải khí CO2 năm 2012
Nguồn: PBV tổng hợp từ Global Carbon Atlas (http://www.globalcarbonatlas.org)