Thứ Hai, 24 tháng 8, 2009

Về bài thơ "Lời cầu nguyện của rừng"




Trong ngành lâm nghiệp hầu như ai cũng biết hoặc nghe nói đến bài thơ "Lời cầu nguyện của rừng" của tác giả B.B, nhưng chưa được biết xuất xứ và chưa có được trọn vẹn bài thơ này.

B.B tức kỹ sư Bùi Bá, sinh năm 1918 và mất vào năm 1991, tốt nghiệp Trường Cao đẳng nông lâm Brévié Hà Nội năm 1940. Ông đã giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ lâm nghiệp thuộc Bộ lâm nghiệp và sau đó là chuyên viên cao cấp tại Bộ.

Được biết giáo sư Lê Văn Ký, hiện giảng dạy tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Thủ Đức) biết rõ xuất xứ về bài thơ Lời cầu nguyện của rừng, và được phép của giáo sư, chúng tôi xin đăng tải về nguồn gốc bài thơ mà giáo sư đã sưu tập được (*).

Trường Quốc gia Nông - Lâm - Mục khai giảng vào tháng 12 năm 1955 gồm có ba ngành Nông - Lâm - Súc. Năm 1957, anh Nguyễn Hữu Đính, kỹ sư thủy lâm lão thành ở Huế, có gửi tặng trường bảng Danh từ lâm học Pháp Việt cùng với bài thơ Lời cầu nguyện của rừng của anh Bùi Bá; hai tài liệu này anh Đính đã mang từ Bắc về khi đi dự một hội nghị về lâm nghiệp ở miền Bắc. Sau đây là nguyên văn bài thơ:

Người hỡi!
Người có biết, những đêm đông giá lạnh, ta bốc hơi ấm lửa hun nồng;
Người có biết, những ngày nắng gắt, ta cho tàn mát rượi ánh thiêu nung;
Người có biết, dười sườn nhà đồ sộ, ta cho người dầu dãi nắng mưa chan;
Người có biết, trên nếp giường êm ấm, người nương ta an giấc điệp mơ màng;
Người có biết, kìa con thuyền vượt sóng, ta đưa người du ngoạn khắp năm châu;
Người có biết, nọ chuôi cày xới đất, ta vun cây cho nảy nở hoa màu.
Chính ta đã rước người vào cuộc thế, trong chiếc nôi âu yếm mẹ đưa ru.
Rồi ta sẽ tiễn người khi vĩnh biệt, làm áo quan ấm áp giấc nghìn thu.
Người hỡi người, nghe lời ta cầu nguyện: Chớ hại ta mà vũ trụ âu sầu...

Để ta sống, ta điều hòa mưa nắng, hoa xinh tươi cây cối nẩy thêm tươi.
Để ta sống, ta ngăn luồng vũ bão; chận cát bay làn gió bốc tung trời.
Để ta sống, ta đùn mây quyện gió, gieo mưa tuôn đầm ấm cõi trần gian.
Để ta sống, ta cản dòng nước lũ, cứu nhân dân cơn thủy nộ lầm than.
Ta là Mẹ của muôn nền hưng thịnh, làng hưng phong xây dựng nước hưng phong.
Ta tô điểm non sông nên gấm vóc, cây xanh cao lá biếc lớp trùng trùng
(Ta bảo vệ chiến khu và chiến sĩ, chống xâm lăng ta kháng chiến oai hùng)
Người hỡi!
Hồn Tổ quốc ngự giữa rừng sâu thẳm,
Rừng điêu tàn là Tổ quốc suy vong!
B.B

Vì lý do an ninh nên tác giả phải viết tắt là B.B và câu cuối (Ta bảo vệ chiến khu và chiến sĩ...) lúc ấy là một hàng chấm chấm. Mãi đến năm 1982, trong dịp anh Bùi Bá đến dự Hội thảo trên Trường Đại học nông nghiệp 4 ở Thủ Đức, tôi trình bày việc bài thơ Lời cầu nguyện của rừng đã được phổ biến rộng rãi ở miền Nam từ năm 1957, thì anh mới thêm câu ấy vào cho bài thơ nguyên thủy.

Đọc kỹ bài thơ Lời cầu nguyện của rừng, thấy rằng phần trên (10 câu đầu) là phỏng dịch từ bài La Prière de la Forêt:
Còn hai câu thơ cuối là dịch từ hai câu thơ của André Theuriet:

Các ngành lâm học Pháp đều biết bài Prière de la Forêt. Chúng tôi, kỹ sư thủy lâm Việt Nam cũng có nghe nói đến bài thơ ấy. Cụ thể là một ông giám đốc thủy lâm người Pháp lúc đó có gắn bằng chữ gỗ bài Prèire de la Forêt ở cửa vào Nha thủy lâm miền Nam ở đường Richaud (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) và Sở thủy lâm Đà Lạt có dựng một tấm bảng to sơn bài thơ này ở Cam Ly trên đường vào Trung tâm thực nghiệm lâm học Manline, cạnh phần mộ của ông Nguyễn Hữu Hào.

Năm 1960, trong chuyến đi tham quan Trung tâm nghiên cứu và giáo dục lâm nghiệp Dehra Dun (Ấn Độ) (Forest Research Institute and College), tôi thấy trên tường nhà ăn sinh viên có ghi bài thơ tiếng Anh Prayer of the Forest, xem lại là dịch nguyên văn bài thơ Prière de la Forêt.

Năm 1962, trong chuyến tham quan các Trung tâm nghiên cứu và Trường đại học lâm nghiệp ở Liên bang Đức, tại Trường Đại học Freiburg, tình cờ tôi gặp trên một tờ báo Lâm nghiệp cũ một bài thơ tựa đề Das Gebet des Waldes (Lời cầu xin của rừng). Tôi mang bài thơ nhờ giáo sư Prodan dịch dùm ra tiếng Pháp thì thấy đúng bài Das Gebet des Waldes là bài Prière de la Forêt.
Sau đây là nguyên văn bài Das Gebet des Waldes.

Bà quản thủ thư viện Trường Đại học lâm nghiệp Freiburg theo lời yêu cầu của tôi đã truy tầm và cho biết Hannes Tuch là một cán sự lâm nghiệp, sinh ngày 2.11.1906, sống ở Kreis Warburg, Westphalie, Tây Đức. Ông còn là một nhà sưu tầm đồ cổ và sản xuất các loại mặt nạ v.v...

Tôi theo địa chỉ biên thơ cho ông Hannes Tuch, cho ông biết bài thơ của ông đã được dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Việt để phổ biến nhiều nơi trên thế giới. Ông ta trả lời rất vui mừng đồng thời lưu ý một điều là bài thơ ông làm theo lối cổ "Stabreim" của xứ Saxon: ba hay bốn từ trong một câu bắt đầu bằng một chữ cái:

Như vậy đã rõ là để viết bài thơ tuyệt tác Lời cầu nguyện của rừng, anh Bùi Bá đã lấy ý từ bài Prière de la Forêt của Pháp; còn bài Prière de la Forêt không có âm vần, không có tên tác giả, là dịch gần như nguyên văn từ bài Das Gebet des Waldes của Hannes Tuch, một nhà lâm nghiệp, thi sĩ của Đức...

Người ghi: HUỲNH MINH BẢO
GS. LÊ VĂN KÝ
====================



LỜI CẦU NGUYỆN CỦA RỪNG
(Vương Tam Mộc* và Tiến Trực)

"Mấy lời nhắn nhủ với người
Rừng sưởi ấm bạn khi trời giá băng,
Nắng hè như nấu như nung
Rừng dâng gió mát, bóng tùng thiếu chi
Gỗ rừng, bạn cất nhà đi
Đóng giường, đóng tủ thiếu gì mà lo
Đóng tàu đủ cở nhỏ to
Cán sẻng, cán cuốc làm cho vừa tầm
Cổng cửa, rào dậu quanh sân
Bàn giấy, bàn viết, di van bạn ngồi
Tuổi già bạn lánh cỏi đời
Rừng tặng cấp sũ thảnh thơi ngả mình
Nghe rừng khẩn khoản thanh minh
Xin đừng phá hoại rừng xanh ích gì ?
Bổ sung là lệ thường khi
Khai thác là phải bù trì ngay cho
Rừng dầy xanh tốt cây to
Hưng vượng Tổ quốc, cần lo hỡi người.

(*Tên hiệu của GS Vương Đình Xâm)

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2009

Cải cách…website


Một trong những yêu cầu chính của việc xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách TTHC là website của những cơ quan nhà nước phải cập nhật thông tin liên tục, giúp người dân tra cứu thông tin cần thiết một cách nhanh chóng, thuận lợi và tiết kiệm thời gian.

Mới đây, Bộ Thông tin & Truyền thông đã ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn website của cơ quan Nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi truy cập. Thông tư này còn khuyến khích các trang thông tin của Bộ, ban, ngành hỗ trợ cho đối tượng là người khuyết tật. Đây có thể coi là hoạt động thúc đẩy quá trình xây dựng Chính phủ điện tử nhanh hơn và cải cách hành chính mạnh mẽ hơn.

Cách đây vài năm, khi phong trào thành lập website bùng nổ, nhiều cơ quan nhà nước, cty, tổ chức đã thành lập website. Số tiền tiêu tốn cả chục triệu đồng. Tuy nhiên, không ít website đã làm người dân thất vọng bởi thông tin nghèo nàn, xoay quanh nội dung tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, thếit kế quá đơn giản và lịch cập nhật thông tin có thể tính bằng…quý.

Vẫn biết, có một điều khó cho các cơ quan khi xây dựng website là cần người để quản lý và cần thêm 2-3 người phụ giúp công việc viết bài, cập nhật tin liên tục. Nhân viên của cơ quan ấy sẽ phải làm việc nhiều thêm, hoặc cơ quan sẽ phải tuyển thêm một vài nhân sự, bộ máy có thể thêm cồng kềnh, tốn kém. Tuy nhiên, nếu cứ dựa vào lý do này thì rất khó để có một sự cải cách, một sự đổi mới mang lại lợi ích cho người dân và thay đổi nề nếp làm việc của nhiều nhân viên Nhà nước.

Thực tế cho thấy, không ít lần các phương tiện thông tin đại chúng lên tiếng phản ánh viên chức của một số cơ quan Nhà nước khá nhàn rỗi, dư thừa thời gian. Tại sao các cơ quan không sử dụng đội ngũ này, tập huấn kỹ năng làm việc website với họ để sử dụng lao động hợp lý hơn; thậm chí trả thêm thù lao xứng đáng với công sức họ bỏ ra.

Phải chăng, việc xây dựng website, hưởng ứng việc xây dựng Chính phủ điện tử và CCHC chỉ là hoạt động phong trào, nhanh chóng bước vào thoái trào bởi sự lười biếng học hỏi của không ít cơ quan, tổ chức?

Thông tư của Bộ Thông tin & Truyền thông mới ban hành được xem như hành lang pháp lý chặt chữ để mọi website của cơ quan Nhà nước được giám sát, nhằm hoạt động hiệu quả hơn và phục vụ người dân một các thiết thực nhất. Và chắc chắn, những website “rỗng ruột” sẽ sớm bị loại bỏ.

(Thanh Hoàn - An Ninh Thủ Đô 14/8)

HOA SỮA



Hoa sữa, người thương kẻ ghét

Trong hàng trăm loài cây xanh đô thị, có lẽ cây Hoa sữa là cây gây nhiều ấn tượng cho nhiều người nhất.

Ai đã từng tiếp cận thơ ca nói về Hoa sữa thì đó là một đối tượng tuyệt vời. Với thơ ca hiện đại, Hoa sữa từng làm cho bao người ngây ngất. Trong hàng chục bài thơ nói về Hoa sữa, có đến 6 bài mang tên "Hoa sữa" đăng ở website Thi Viện, trong đó bài của Hải Như, với 16 câu mà có đến 12 lần điệp từ "hoa sữa". Đó là thơ, tính phổ cập cộng đồng chưa bằng nhạc. Hàng chục bài hát ca tụng vẻ đẹp, hương thơm của loài cây Hoa sữa, được hát đi hát lại đây đó, đã góp phần rất lớn vào việc gây ấn tượng khó phai đối với nhiều người. Nào là "... Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm. Có lẽ nào anh lại quên em,... (Hoa sữa - Hồng Đăng)", (... Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, mùa hoa sữa về, thơm từng cơn gió... (Nhớ mùa thu Hà Nội - Trịnh Công Sơn), "... Nhớ phố Khâm Thiên, đường Nguyễn Du những đêm hoa sữa thơm nồng... (Nhớ về Hà Nội - Hoàng Hiệp)", "... Chỉ còn mùi hoa sữa nồng nàn trong căn phòng nhỏ, đêm cuối thu trăng lạnh mờ sương ... (Im lặng đêm Hà Nội - Phú Quang)", "... Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp... (Hà Nội mùa vắng những cơn mưa - Trương Quý Hải)... Có lẽ từ đó, trong tâm khảm của nhiều nhà quản lý đô thị, Hoa sữa là một loài cây cho hoa đẹp, hương thơm, nên phát triển là một việc làm hay. Do vậy, Hoa sữa đã có điều kiện lên ngôi, nhiều thành phố, thị xã, thị trấn của hàng chục tỉnh thành khắp cả nước rộ lên phong trào trồng Hoa sữa.

Tuy nhiên, ai đã từng chung sống với hàng hoa sữa vào độ sung sức, trăm hoa đua nở, chịu cảnh đêm đêm ngửi mùi hoa hăng hắc nồng nặc, đến nỗi viêm mũi dị ứng, hắt hơi, sổ mũi, thì Hoa sữa là một "đối tượng đáng gờm". Đã có quá nhiều bài báo phản ánh nhược điểm này của cây Hoa sữa trên vỉa hè đường phố ở một số khu đô thị. Cư dân thành phố nhiều nơi đã than oán, kêu van, rồi ngậm ngùi chấp nhận, vì họ chẳng làm sao thay đổi được thực trạng. Đó là chưa nói, lắm trường hợp vào mùa nắng nóng, trong khi mọi người đang mong có thêm màu xanh, thêm bóng mát, thì cả hàng cây hoa sữa bị sâu bệnh tấn công, cành lá khô cháy, tiêu điều, xơ xác; đến mùa quả chín nứt nẻ rồi khô đi, nhưng không rụng mà cứ treo lủng lẳng thành từng về trông tựa những về rác thải khó nhìn.

Hoa sữa là một loài cây gỗ rừng, mọc tự nhiên rải rác ở ven rừng tự nhiên, ven sông, ven suối. Gỗ nhẹ, dùng làm nhiều đồ dùng thông thường; vỏ dùng trị một số bệnh đường ruột và chữa sốt. Nhưng đặc biệt hơn cả là gỗ của nó đã từng được dùng làm bảng con cho học sinh, nên trong tên khoa học của nó - Alstonia scholaris - đã có tính ngữ Latin "scholaris: thuộc về nhà trường", và vì thế mà có tên tiếng Anh là Blackboard Tree. Cây thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae, phân bố ở miền Nam Trung Quốc (Quảng Tây, Vân Nam - với tên gọi là Đường giao thụ), Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea, Philippines, Queensland.

Do cây tạo bóng tốt, cho hoa màu trắng sữa đẹp, mùi hương của hoa khi thoang thoảng gây cảm giác dễ chịu, nên đã được dẫn giống trồng làm cây bóng mát nhiều nơi. Tất nhiên, trong môi trường đô thị việc chọn nơi trồng và mật độ trồng là điều quan trọng. Lạm dụng trồng dày đặc ở khu dân cư sẽ gây ra hội chứng hoa sữa nồng nặc rất phản tác dụng. Tuy thế, ở nhiều địa bàn trung du và thượng du trong khu vực miền Trung, mặc dù đã có sẵn nguồn gen bên cạnh, nhưng vì quen gọi dưới một tên gọi khác là Mò cua hay Mù cua, nên cũng chạy vạy bỏ tiền ra tìm mua cho bằng được Hoa sữa Hà Nội về trồng. Khi cây sống, đơm hoa nở nhụy thì mới ngờ ngợ rằng quê mình đã có.
.
Qua một số thông tin vừa nêu, chúng tôi nghĩ rằng cây Hoa sữa không phải là loài cần loại ra khỏi hệ thống cây xanh đô thị. Điều quan trọng là nên trồng vừa phải, điểm xuyết mỗi nơi vài ba cây, và đặc biệt nên tránh trồng quá gần khu dân cư.
.


Theo Đỗ Xuân Cẩm

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2009

TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM

Trong một kỳ thi...

chuyện này xảy ra như cơm bữa, nhưng cơm hôm nay có món khác các hôm trước!




Nếu Thầy (Cô) gặp trường hợp này thì nên xử lý thế nào? lập biên bản hay bỏ qua? Bỏ qua thì cả Thầy và Trò cùng vi phạm quy chế thi? Lập biên bản thì nên thu tang vật là cái gì đây? Thu tang vật xong thì bỏ vào túi nào?... "hóc tài liệu" quá!

Cứu tôi với nhé. Xin cảm ơn trước.

Một vài điều cấm kỵ về "hôn"


Cấm được hôn bừa hôn bãi.
Cấm được hôn sư sãi đang tụng kinh.
Cấm được hôn người cùng giới tính với mình.
Động tác chính chỉ từ đầu xuống cổ.

Cấm được hôn băm hôn bổ.
Cấm được hôn sấn sổ vồ người ta.
Cấm được hôn giữa bãi tha ma
Để người chết còn nằm yên dưới mả.

Khi được hôn toàn thân phải buông thả,
Miệng khép hờ, không được cắn chặt môi,
Cũng không được mở rộng như miệng nồi,
Tránh tình trạng vi trùng chui vào miệng.

Cấm được vừa hôn vừa nói chuyện.
Đồng ý xong rồi cấm được kiện nhau.
Có thể hôn vòng từ trước ra sau,
Không khoan khoái tuyệt nhiên không được cáu.
.

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2009

TÌNH BẠN
















HỎI ĐÁP VỀ MÔI TRƯỜNG


Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây xanh, trong quá trình quang hợp, hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí ôxy cần thiết cho sự sống.

Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.

Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Đây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi.

Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất.

Đất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Đất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước, vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà còn được bồi đắp và tiến ra phía trước.

Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.

Rừng có giá trị lớn về du lịch. Vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều loại động thực vật hoang dã, lôi cuốn sự ham hiểu biết, trí tò mò của mọi người. Khí hậu trong rừng mát mẻ, điều hoà, không khí sạch sẽ còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Nói tóm lại, rừng có giá trị nhiều mặt cho con người. Vì các nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người không thể không khai thác rừng. Tuy nhiên, nếu biết khai thác một cách hợp lý và có kế hoạch trồng rừng thích hợp, chúng ta sẽ vẫn vừa thoả mãn được các nhu cầu của mình, vừa không làm tổn hại đến rừng.

Trái đất ngày xưa phủ kín một màu xanh của cây cối. Hồi đầu thế kỷ này ngay Hà Nội của chúng ta cũng còn nằm sát rừng. Vậy mà bây giờ rừng đã lùi xa khỏi các điểm tập trung dân cư. Chỉ tính riêng ở vùng Hà Nội, trung bình mỗi năm rừng lùi xa khỏi chúng ta khoảng 1 km. Vì sao vậy?
- Rừng bị chặt phá trước tiên là để lấy đất làm nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, nuôi thuỷ sản, xây dựng... Những vùng đất bằng phẳng, màu mỡ bị chuyển hoá thành đất nông nghiệp còn có thể trồng trọt được lâu dài. Hiện nay, những vùng như vậy hầu như đã bị khai thác hết. Còn những vùng đất dốc, kém phì nhiêu, sau khi bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp, thường cho năng suất thấp, rất dễ và nhanh bị bạc màu, hoặc đòi hỏi phải có những đầu tư tốn kém cho tưới tiêu và cải tạo đất. Rừng ngập mặn ven biển của Việt Nam đang bị chặt phá để làm ao nuôi tôm. Do nuôi tôm kiểu quảng canh, không đúng kỹ thuật, nên năng suất không cao và mỗi ao cũng chỉ cho thu hoạch được vài năm, sau đó người ta lại đi chặt phá rừng làm ao mới. Rừng Tây Nguyên đang bị người dân di cư tự phát đốt phá nham nhở.
- Nguyên nhân thứ hai dẫn đến mất rừng là lấy gỗ làm củi đốt. Cho đến thế kỷ XIX, trước khi khám phá ra khả năng đốt bằng than và dầu, chất đốt chủ yếu của con người là củi gỗ. Nhiều nước châu Âu, trong giai đoạn đầu của cách mạng khoa học kỹ thuật đã đốt gần hết rừng của mình. Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới, củi và than củi vẫn là chất đốt chính trong gia đình và các bếp đun đang đốt khoảng 1/4 số diện tích rừng bị tàn phá hàng năm.
- Nguyên nhân thứ ba gây mất rừng là do khai thác gỗ. Gỗ cần cho sản xuất các đồ gia dụng, sản xuất giấy... Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta càng khám phá ra nhiều công dụng mới của gỗ, làm cho lượng gỗ tiêu thụ ngày càng nhiều. Trong khai thác gỗ, nếu chỉ chạy theo lợi nhuận, chỗ nào dễ thì khai thác trước, không đốn tỉa mà chặt hạ trắng, nghĩa là chặt từ bìa rừng vào, vừa chặt cây to để lấy gỗ, vừa phá hoại cây con, thì những khu vực rừng đã bị chặt phá sẽ khó cơ hội tự phục hồi lại được.

(Phá rừng thì cơ giới hiện đại, trồng rừng thì thô sơ)


- Nguyên nhân thứ tư gây mất rừng là do cháy. Rừng bị cháy do đốt rừng làm nương, làm bãi săn bắn, dùng lửa thiếu thận trọng trong rừng, thiên tai, chiến tranh... Trong mùa khô, chỉ cần một mẩu tàn thuốc lá cháy dở, một bùi nhùi lửa đuổi ong ra khỏi tổ để lấy mật cũng đủ gây ra một đám cháy rừng lớn trong nhiều ngày, nhất là khi không có đủ nước, nhân lực và phương tiện để dập tắt lửa.
- Chiến tranh không phải là hiện tượng phổ biến, thường xuyên. Tuy nhiên các cuộc chiến tranh thường có sức tàn phá ghê gớm. Ở Việt Nam, từ 1945 cho đến nay mất khoảng hơn 2 triệu hecta. Nhiều vùng rừng bị chất độc hoá học tàn phá đến nay vẫn chưa mọc lại được.
Nói tóm lại, có năm nguyên nhân chính gây mất rừng là lấy đất, lấy gỗ, lấy củi, cháy rừng và chiến tranh. Trong đó mất rừng do cháy và chiến tranh là sự mất mát phi lý nhất, vì nó chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho con người. Việc phá rừng lấy đất, lấy gỗ, củi bừa bãi thực tế chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của một số cá nhân nào đó. Cái lợi mà việc làm đó đem lại nhỏ hơn nhiều so với cái hại mà nó gây ra. Vì mất rừng là trái đất mất cỗ máy sản xuất ôxy, động vật mất nơi cư trú, nhiều loại cây quí, lâu năm bị tuyệt giống, lũ lụt và hạn hán trở nên trầm trọng hơn... Hy vọng rằng bằng việc áp dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên đất, rừng, tăng cường trồng và bảo vệ rừng, diện tích rừng trên trái đất sẽ không bị giảm có thể tăng lên.




Theo tính toán của các nhà khoa học, các hàng cây với khoảng cách phù hợp sẽ cản được 30% tốc độ gió và có khả năng bảo vệ phạm vi đất đai gấp hơn 2 lần chiều cao của cây. Ở những nơi có gió cát và hạn hán nghiêm trọng, việc trồng những hàng cây phi lao ngăn gió cát rất có tác dụng cải thiện môi trường sinh thái đất đai.
Rừng là chiếc ô bảo vệ mặt đất. Khi trơì mưa, do tán lá cây hứng đỡ nên nước mưa không trực tiếp xối xuống mặt đất, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc phòng chống xói mòn. Thực tế cho thấy, nếu nước mưa trực tiếp xối vào mặt đất thì mỗi năm một hecta đất trồng hoa bị xói mòn 20 tấn, đất trồng cỏ bị xói mòn 1 tấn, trong khi đó đất trồng rừng chỉ bị xói mòn 0,1 tấn. Mặt đất trong rừng có nhiều cành và lá cây khô, nước mưa rơi xuống mặt đất không thể xối thằng vào đất, cũng không thể chảy nhanh mà ngầm chảy từ từ. Đó là vật cản quan trọng khiến mưa to không gây ra lũ lụt và rất có ích đối với việc bảo vệ đồng ruộng, nhà cửa.
Cây cối cũng là những "anh hùng" hút bụi, chống ô nhiễm. Lá của một số loại cây có những nếp nhăn, có lông nhám, thậm chí có loại lá còn tiết ra chất "nhựa" diệt vi khuẩn. Vì vậy cây cối vừa có khả năng hút bụi vừa có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Ngay như cây thông, tuy có diện tích bề mặt lá rất nhỏ, nhưng khả năng hút bụi và diệt vi khuẩn lại rất lớn. Ta có thể nhận biết khả năng hút bụi diệt khuẩn của cây cối qua việc giám định không khí trong công viên và trong cửa hàng bách hoá hoặc bến tàu xe. Mỗi mét khối không khí trong công viên chỉ có 2.000-3.000 vi khuẩn, nhưng một mét khối không khí trong cửa hàng, bến tàu xe có tới 20.000-30.000 con.
Hiện nay, trên thế giới lượng khí cacbonic thải ra ngày một tăng. Biện pháp duy nhất để giải quyết vấn đề này là trồng nhiều cây xanh, vì cây xanh có khả năng hấp thụ khí cacbonic. Trung bình 1 hecta cây tán lá rộng có thể hấp thụ được 1 tấn khí cacbonic/ngày và nhả ra 730kg khí oxy. Lượng khí cacbonic do 1 người thải ra trong 1 ngày sẽ được 10m2 cây xanh hút hết. Ngoài ra cây xanh còn hấp thụ tiếng ồn, hấp thụ một số chất ô nhiễm trong không khí và một số nguyên tố kim loại nặng trong đất. Việc gì có lợi cho con người là cây xanh đều cố sức phụng sự rất tận tụy, xứng đáng là vệ sĩ trung thành của loài người.
Cây xanh có khả năng rất lớn trong việc chống gió, giữ nước, chống ô nhiễm, nhưng khả năng tự bảo vệ của chúng lại có hạn. Chúng cần sự che chở bảo vệ của con người. Cây xanh cống hiến cho con người quá nhiều, chúng ta cần yêu mến và trân trọng bảo vệ chúng.

.